
-
Xuất khẩu xi măng, clinker tháng 1/2025 giảm sâu
-
Một doanh nghiệp trả lại Giấy phép phân phối xăng dầu
-
Công ty cổ phần nguyên liệu Á Châu AIG bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới - Bước đi chiến lược
-
“Mỏ neo” mới của nền tảng quản lý nhân sự Deel tại Việt Nam -
Quốc gia và doanh nghiệp đều phải thích ứng với môi trường đang thay đổi
![]() |
Một số sản phẩm thép cán nóng của Trung Quốc chịu mức thuế CBPG tạm thời khoảng 19,38-27,83%, áp dụng từ 8/3/2025. |
Ngày 21/2/2025, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 460 ⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc từ 19,38% đến 27,83%.
Trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ ở mức không đáng kể (dưới 3%), vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Tháng 7 năm ngoái, Bộ Công thương điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc, giai đoạn điều tra từ 1/7/2023 đến 30/6/2024.
Vụ việc được khởi xướng điều tra sau khi cơ quan này nhận được yêu cầu từ hai doanh nghiệp đại diện ngành sản xuất trong nước là Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất và công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.
Theo số liệu hải quan, lượng nhập khẩu thép cán nóng trong năm 2024 đã đạt 12,6 triệu tấn tăng hơn 33% so với năm 2023.
Đặc biệt, sau khi Bộ Công thương ra quyết định khởi xướng điều tra vụ việc này, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng kể.
Do vậy, Bộ Công thương đã xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép cán nóng gia tăng nhanh có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời gian tới.
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập, xác minh thông tin, tài liệu do các bên liên quan cung cấp và đưa ra kết luận cuối cùng trên cơ sở đánh giá tác động toàn diện của vụ việc.
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời một số sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc -
Quốc gia và doanh nghiệp đều phải thích ứng với môi trường đang thay đổi -
Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ - Cầu nối giữa chính quyền với các nhà đầu tư, doanh nghiệp -
Liên danh FECON tham gia trúng gói thầu hơn 3.100 tỷ đồng tại Dự án sân bay Long Thành -
UKVFTA và CPTPP tạo động lực lớn cho thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh -
Tập đoàn Syre (Thụy Điển) muốn đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Việt Nam -
Thị trường M&A năm 2025 có nhiều thương vụ “khủng” ở lĩnh vực y tế và giáo dục
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
2 Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản
-
3 Chính thức phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
-
4 Thống đốc: Nếu lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, sẽ điều chỉnh tăng trưởng tín dụng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/2
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu