Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 23 tháng 10 năm 2024,
Việt Nam quyết tâm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư
Anh Hoa - 05/06/2014 09:44
 
Tại phiên khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam  (VBF) sáng nay,  Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  -  Bùi Quang Vinh khẳng định: “Việt Nam đã và đang cố gắng cải thiện chính sách, môi trường đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam quyết tâm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam”.
TIN LIÊN QUAN
Khai cuộc VBF 2014: Niềm tin kinh doanh trước sóng biển Đông Khai cuộc VBF 2014: Niềm tin kinh doanh trước sóng biển Đông

() Hôm nay, 5/6, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2014 diễn ra với chủ đề “Từ chương trình tới hành động - Chuẩn bị cho các hiệp định thương mại mới”.

áng nay, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2014 do Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức đã khai mạc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và có bài phát biểu trước cộng đồng DN, nhà đầu tư về môi trường đầu tư của Việt Nam vào lúc bế mạc diễn đàn.

  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2014  
  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2014  

Với chủ đề “Từ Chương trình tới Hành động - Chuẩn bị cho các hiệp định thương mại mới”,  Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận các tác động, cơ hội và thách thức sau khi Việt Nam ký kết một số hiệp định song phương và đa phương quan trọng như Hiệp định thương mại tự do với liên minh Châu Âu, Hiệp định đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Song như  thường lệ, Diễn đàn dành thời gian để đại diện cộng đồng doanh nghiệp đối thoại  các vấn  đề với Chính phủ Việt Nam về môi trường đầu tư, thương mại, thuế và hải quan, lao động và việc làm, ngân hàng và thị trường vốn, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, du lịch.

Khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư -  Bùi Quang Vinh khẳng định, VBF đã phát triển lớn mạnh, trở thành kênh đối thoại cho doanh nghiệp, góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam. Diễn đàn lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Ngay khi xảy ra sự việc, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp cụ thể để lấy lại niềm tin cộng đồng doanh nghiệp, như miễn giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục hải quan, hỗ trợ DN bị thiệt hại do một số kẻ quá khích lợi dụng tình hình gây ra. Việt Nam đánh giá cao nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đồng hành, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư Đài Loan.

Khi sự kiện xảy ra, trong lúc nhân dân, công nhân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước bằng những hoạt động chính đáng theo quy định của pháp luật thì một số kẻ xấu đã lợi dụng, đập phá, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam hết sức nỗ lực, chỉ trong thời gian ngắn đã ra 6 văn bản để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã có công văn để giải quyết vấn đề lương, bảo hiểm cho doanh nghiệp…

Tuy nhiên, đây là việc rất bất ngờ, những chính sách giải quyết cho các trường hợp này chưa có tiền lệ nên có thể có những chính sách chưa phù hợp, sẽ được điều chỉnh trong thực tế. Nhưng trên tinh thần quyết tâm cao nhất để đảm bảo môi trường đầu tư, Chính phủ và bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc, giúp trên 99% doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường, trong đó có 95% doanh nghiệp Đài Loan quay trở lại hoạt động, còn 5 % đang khó khăn. Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ hình thành các tổ công tác đặc biệt, liên ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an… để giải quyết những thiệt hại nặng mà doanh nghiệp đã gặp phải.

“Với quyết tâm đó, Việt Nam tin tưởng cơ bản doanh nghiệp sẽ sớm phục hồi và đi vào sản xuất. Việt Nam đánh giá cao nhà đầu tư Đài Loan đã bị thiệt hại trong thời gian qua những vẫn đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam và vẫn cam kết ở lại”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.  

Có mặt tại diễn đàn, hầu hết cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đều cho rằng, đây là thời điểm rất quan trọng để Việt Nam thực hiện đối thoại với doanh nghiệp. Đặc biệt các nhà đầu tư đến từ Đài Loan cũng có mặt tại đây.

Các nhà đầu tư tại Diễn đàn đều đánh giá, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã quyết tâm giải quyết vấn đề, đã nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư, kinh doanh tai Việt Nam, đặc biệt về an ninh, là vấn đề mà nhà đầu tư quan ngại. Các nhà đầu tư cũng kiến nghị, Việt Nam cần sớm có các trung tâm đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sư, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp và bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ nếu Việt Nam thành lập một Trung tâm đào tạo như vậy. 

Liên quan đến vấn đề này, bà Virginia Foote, Đồng Chủ tịch VBF cho hay, một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã bày tỏ sự quan ngại về sự kiện tháng 5 vừa qua đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn hôm nay đã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp.  

“Tất cả chúng ta đang làm việc và cùng tin tưởng vào con người cũng như công nghệ từ Việt Nam và nhiều quốc gia để góp phần hoạt động kinh doanh du lịch và chuỗi cung ứng hiệu quả”, bà Virginia Foote khẳng định.

Theo bà Virginia Foote,  Việt Nam đang đàm phán một số Hiệp định thương mại với các đối tác. Trong đó có TPP - sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong các lĩnh vực như may mặc, giày dép, nông nghiệp, và các mặt hàng xuất khẩu khác. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cộng đồng doanh nghiệp bày tỏ 1 số quan ngại về cơ sở hạ tầng, bẫy thu nhập trung bình, cơ sở hạ tầng mềm, tham nhũng đang gây ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư. 

Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực Tổ chức tài chính Quốc tế  IFC cho rằng, diễn đàn VBF diễn ra lần thứ 10, Việt Nam đã gặp thách thức nhất định nhưng vẫn có thành công về tăng trưởng, cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong cải cách kinh tế.

Với các Hiệp định đang đàm phán, Việt Nam đang có cơ hội đổi đời để  thu hút đầu tư quốc tế, tạo cơ hội cho khối doanh nghiệp phát triển, hội nhập. Tuy nhiên, Việt Nam cần khơi lên điểm mạnh sáng tạo của khu vực tư nhân. Đặc biệt, việc nghiêm tục thực thi các quy định pháp luật, các cam kết hội nhập.

“Các nhà đầu tư cần đích đến đầu tư an toàn, Chính phủ đã hành động đúng đắn khi đưa ra thông diệp đảm bảo sự an toàn cho các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam”, ông Simon Andrews nói.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định: “Việt Nam đã và đang cố gắng cải thiện chính sách đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Chỉ nhìn chỉ số xuất khẩu Việt Nam trong năm 2013, doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 60% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Đó là thành quả Việt Nam đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh như thế nào. Tuy nhiên, những kiến nghị ngày hôm nay của cộng đồng doanh nghiệp cũng cho thấy, Việt Nam còn nhiều vướng mắc, rào cản cần sửa đổi phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp các nhà đầu tư tăng cơ hội, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Và Chính phủ sẽ quyết tâm làm điều này”.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư