
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Điều này đã được khẳng định từ nhiều năm qua, nhưng càng ý nghĩa hơn khi có một sự tình cờ thú vị. Đó là vào đúng vào thời điểm WEF công bố báo cáo này, thì tại Việt Nam, Diễn đàn Đầu tư toàn cầu 2015 cũng diễn ra với thông điệp rất rõ ràng từ Chính phủ Việt Nam rằng, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế Việt Nam và thành công của họ chính là thành công của Việt Nam.
Đương nhiên, thông điệp này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khi các cuộc thảo luận tại Diễn đàn về nhiều vấn đề như tăng trưởng kinh tế, triển vọng FDI, cổ phần hóa và tư nhân hóa DNNN... diễn ra theo hướng cởi mở, minh bạch giữa các quan chức Chính phủ Việt Nam với cộng đồng nhà đầu tư.
![]() |
Quan trọng hơn, là cùng với thông điệp rõ ràng, thì các thông tin vĩ mô quan trọng đã cho thấy cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam là vô cùng rộng mở. Đó là tăng trưởng GDP năm nay có thể cao nhất trong 5 năm qua, dự báo đạt 6,5%. Đó là việc Chính phủ tiếp tục thực thi đường lối hội nhập rộng mở, với các cơ hội và thách thức đan xen. Đó là các cam kết cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thể chế kinh tế, là động thái sẽ nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, kiên định mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rất hài lòng với những thông tin trên thể hiện qua những cam kết đã và sẽ tiếp tục đến cũng như ở lại Việt Nam lâu dài. Số vốn FDI thực hiện và đăng ký trong 9 tháng đầu năm nay tăng cao so với cùng kỳ cũng là minh chứng rõ nét cho cam kết này.
Nhưng câu chuyện nằm ở chỗ, dù Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều, dù mấy năm gần đây năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã liên tục thăng hạng, song để so với các nước xung quanh, thì vẫn còn nhiều vấn đề. Khi thủ tục thuế, hải quan vẫn rườm rà và còn hành doanh nghiệp, khi vẫn chưa có sự thống nhất về quan điểm giữa các cấp thực thi từ Trung ương tới địa phương thì xem ra, những điểm nghẽn trong môi trường đầu tư, kinh doanh chưa dễ khơi thông.
Do vậy, một lần nữa, sự hối thúc cải cách lại được đặt ra. Chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã hơn một lần khẳng định, Việt Nam phải tiếp tục cải cách, vượt lên chính mình bằng chính sách nhất quán và minh bạch, nếu không sẽ bị chậm lại trong sân chơi toàn cầu. Khi đó, Việt Nam không những không tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, mà còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Và như vậy, cạnh tranh trong thu hút FDI cũng bị lép vế.
Đây là câu chuyện không mới song còn nguyên giá trị. Dù năng lực cạnh tranh đã thăng hạng, dù cộng đồng nhà đầu tư vẫn tin tưởng, nhưng điều đó là chưa đủ, nếu Việt Nam không thực sự cải cách./.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower