Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Muốn thắng trong hội nhập phải cải cách thể chế hơn nữa
Mạnh Bôn - 27/08/2015 16:07
 
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu đang diễn ra tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhiều chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, để hội nhập thành công phải đổi mới mạnh mẽ thể chế hơn nữa.

Cũng như nhiều chuyên gia kinh tế khác, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển chiến lược cảm thấy không khí hội nhập kinh tế quốc tế đang rất nóng vì bên cạnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết, Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), FTA với EU đang đến rất gần.

“Chúng ta đã dũng cảm đàm phán và ký kết các FTA, thừa dũng cảm để thực hiện các cam kết FTA, chỉ có điều chúng ta chưa có quyết tâm, nói đúng hơn là thiếu quyết tâm để tận dụng cơ hội, biến các FTA là bàn đạp để phát triển kinh tế”, ông Bích Hồ băn khoăn.

Theo ông Bích Hồ, nếu chỉ quyết tâm ký các cam kết hội nhập quốc tế và cố gắng thực hiện các cam kết đã ký mà không chủ động thay đổi thể chế, các rào cản đang hạn chế sự phát triển thì trong tương lai, kết quả tái cơ cấu nền kinh tế khó có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.

.

 

Với 15 FTA đã được ký kết, theo TS. Võ Đại Lược, Việt Nam là một trong những nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới, đứng đầu ASEAN về mở cửa, hội nhập.

“Vấn đề là cửa đã mở rộng, phải cạnh tranh sằng phẳng với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới thì không phải là từng ngành hàng, từng doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ, mà là sự cạnh tranh về thể chế ở cấp quốc gia, cạnh tranh về điều hành của Chính phủ ở cấp quốc gia. Muốn thắng trong hội nhập, không còn cách gì khác là phải đồng nhất hội nhập với đổi  mới thể chế, đổi mới thể chế đồng nhất với hội nhập”, ông Lược bình luận.

Trở lại với các chính sách đã được thay đổi kể từ năm 2007 (thời điểm gia nhập WTO), ông Lược cho rằng: “Việt Nam tập trung hội nhập nhưng lại không chú trọng đổi mới thể chế. Chúng ta mới chỉ đổi mới, cải cách về thủ tục hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội… và một số vấn đề khác đang cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những việc đang làm rất đáng làm, rất đáng biểu dương, nhưng không phải là cốt lõi của đổi mới thể chế”, ông Lược nhấn mạnh.

Cũng như nhiều chuyên gia khác, ông Lược đòi hỏi đổi mới thể chế ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn không chỉ là cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, tiếp cận đất đai… đó chính là giảm được lãi suất để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

“Thử hỏi có nước nào trên thế giới mà lãi suất cho vay ngân hàng cao như Việt Nam hiện nay? Với lãi suất này thì doanh nghiệp có thể cạnh tranh được không? Vậy thì làm sao có thể thắng khi hội nhập?”, ông Lược đặt câu hỏi.




Cải cách thể chế là trọng tâm chính sách phát triển của Việt Nam
() Phát biểu tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2014 đang diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư