Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015: Doanh nghiệp chưa chủ động hội nhập nên dễ tổn thương
Mạnh Bôn - 27/08/2015 09:28
 
Diễn đàn Kinh tế mùa Thu khai mạc sáng nay, 27/8 tại Sầm Sơn, Thanh hóa với chủ đề Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hội nhập kinh tế, đặc biệt là việc Việt Nam ngày càng tham gia, ký kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại thế giới (FTA) không chỉ tác động đến hoạt động xuất – nhập khẩu, tác động đến công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn tác động đến nhiều vấn đề khác như cân đốii ngân sách hàng năm, bội chi. “Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tác động đến vấn đề kinh tế, mà còn tác động rất lớn tới vấn đề xã hội, thậm chí tác động tới cả an ninh, trật tự; bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; xóa đói, giảm nghèo; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế và phân bổ nguồn lực trong nước một cách hiệu quả”, ông Giàu nhận định.

.
Diễn đàn Kinh tế mùa Thu khai mạc sáng nay, với chủ đề Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững.

 

Sau 8 năm hội nhập kinh tế quốc tế, đánh dấu bằng việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, ông Giàu cho biết, có nhiều nhận định cho rằng, Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội hội nhập để phát triển kinh tế đất nước. Ngược lại cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng, mức độ chủ động hội nhập thấp nên dễ bị tổn thương.

“Ở thị trường xuất khẩu mới có chỉ có khoảng 30% hàng hóa được hưởng lợi (cắt giảm thuế) nhờ FTA. Trong khi đó, ở thị trường trong nước sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài ngày càng gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt với hàng hóa sản xuất trong nước do số dòng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, giảm thuế nhờ FTA và WTO”, ông Giàu nhấn mạnh.

Đại sứ Australia tại Việt Nam cho rằng, hội nhập quốc tế là động lực chính để thúc đẩy kinh tế. Ngay sau khi ký kết hiệp định thương mại tự do, lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa đã được minh chứng rõ ràng bằng việc kim ngạch xuất khẩu gia tăng mạnh còn về lâu dài, nhờ tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài nên sẽ tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

Lấy dẫn chứng về tổng kim ngạch của Việt Nam năm 2006 (trước thời điểm gia nhập WTO) và năm 2014, Đại sứ Australia đã minh chứng tác động tích cực của việc hội nhập kinh tế quốc tế tới tăng trưởng kinh tế, thu  ngân sách, giải quyết công ăn viêc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

“Cơ hội bao giờ cũng đi đôi với thách thức vì hàng hóa sản xuất trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu ngay trên thị trường nội địa. Nếu không cạnh tranh được thì sẽ có hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản, đóng cửa hoặc ít nhất cũng phải chuyển đổi cơ cấu. Và hậu quả việc như mọi người thường nói là “thua trên sân nhà” chính là có nhiều người lao động bị thất nghiệp, mất việc, ảnh hưởng tới thu nhập của hàng chục ngàn lao động do doanh nghiệp trong nước giải thể, phá sản, đóng cửa”, Đại sứ Australia tại Việt Nam bình luận.

Hội nhập kinh tế quốc tế là con dao hai lưỡi, nhưng Đại sứ Australia vẫn khuyên Việt Nam tiếp tục thực hiện con đường hội nhập sâu hơn, rộng hơn, nhanh hơn thông qua việc chủ động đàm phán và tiến tới ký kết các FTA, trước mắt là FTA với EU (EVAFTA), sau đó là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

“Khi mới bắt đầu quá trình hội nhập sâu rộng, Australia cũng phải trả nhiều cái giá rất đắt trên nhiều lĩnh vực, nhưng Chính phủ chúng tôi vẫn quyết tâm theo đuổi con đường gia nhập kinh tế thế giới sâu rộng. Nhờ đó, bắt đầu từ những năm 1980-1990, nền kinh tế Australia có bước phát triển mạnh mẽ liên tục, ổn định và  hiện đã là nền kinh tế đứng thứ 13 thế giới”, Đại sứ Australia phát biểu.

Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2015: Công phá “hố đen” thực thi pháp luật
Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2015 diễn ra trong hai ngày 21-22/4 tại TP. Vinh (Nghệ An) được kỳ vọng sẽ làm rõ quan điểm và các bước cải cách cụ thể...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư