
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
![]() |
Thịt nhập khẩu giá siêu rẻ được bày bán ở nhiều siêu thị tại Việt Nam. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Thua lỗ, đóng cửa là “cái chết được báo trước” với ngành chăn nuôi nước ta, bởi đây là ngành rất kém lợi thế cạnh tranh do quy mô sản xuất nhỏ, lệ thuộc vào việc nhập khẩu giống và thức ăn chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế.
Theo dự báo, cuối năm nay hoặc đầu năm 2016, TPP sẽ được ký kết, đồng nghĩa thịt nhập khẩu sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam với mức thuế 0%, thay vì 10 - 20% như hiện nay. Đây là viễn cảnh tất yếu vì nhiều nước trong TPP như Canada, Mỹ, Australia, New Zealand....là cường quốc chăn nuôi của thế giới. Chính vì vậy, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) từng nhận định, nhiều sản phẩm chăn nuôi của nước ta không thể cạnh tranh được với các nước thành viên TPP.
Ví dụ, giá thành sản xuất sữa ở Việt Nam đắt gấp đôi New Zealand, giá thịt lợn hơi ở Việt Nam gấp 3 lần giá thịt lợn hơi tại Mỹ…
Rõ ràng, TPP đang đẩy ngành chăn nuôi đứng trước thảm cảnh phá sản và cả chục triệu nông dân lao động trong ngành này sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhìn toàn cục, mở cửa ngành chăn nuôi sẽ giúp hơn 90 triệu người tiêu dùng hưởng lợi vì được mua thực phẩm giá rẻ, chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch chặt chẽ. Chưa kể, ngành chăn nuôi cũng được hưởng một số lợi ích nhất định, như được tiếp cận giống, vắc-xin, trang thiết bị, thuốc thú y… với giá rẻ hơn trước.
Từ những tác động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi, có thể cần phải nhận thức rõ một số vấn đề.
Thứ nhất, Việt Nam phải chấp nhận có những ngành được, có những ngành mất khi hội nhập. Với những ngành không có lợi thế, cần nhìn nhận thẳng thắn để tránh đầu tư tốn kém.
Thứ hai, đối với các cường quốc chăn nuôi như Mỹ, Canada, Australia…, việc áp dụng giải pháp hàng rào kỹ thuật hoặc kiện bán phá giá để ngăn chặn hàng nhập khẩu vào nước ta là rất khó. Vì vậy, cơ quan chức năng phải lường được những kịch bản xấu nhất để giúp người nông dân chuẩn bị đối phó với hội nhập.
Thứ ba, hội nhập cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi trong nước nỗ lực tái cơ cấu theo hướng hình thành mô hình chuỗi (từ con giống, trang trại, chế biến đến thương mại) và phát triển mạnh các đặc sản địa phương. Hiện nay, thói quen sử dụng thịt tươi thay vì thịt đông lạnh của người tiêu dùng là lý do khiến ngành chăn nuôi vẫn tồn tại được. Tuy nhiên, sản phẩm thịt trong nước lại đang gây lo ngại bởi tình trạng sử dụng chất kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi diễn ra tràn lan. Nếu ngành chăn nuôi không sớm chuyển mình theo hướng nâng cao chất lượng, thì người tiêu dùng cũng sẽ sớm “bỏ rơi” sản phẩm trong nước ngay trên chính tại sân nhà.
Thứ tư, để bảo vệ người tiêu dùng trong hội nhập, cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ hơn thực phẩm nhập khẩu đông lạnh, không để nguồn thịt gần hết hạn sử dụng ồ ạt đổ vào nước ta như hiện nay.
Điều đáng mừng là, nhiều mô hình chăn nuôi lớn đã xuất hiện với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn. Đây đang là niềm hy vọng của ngành chăn nuôi nội địa. Nếu sản xuất bài bản theo chuỗi khép kín, đảm bảo chất lượng, chắn chắc sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn có chỗ đứng trên thị trường với sự ủng hộ của hơn 90 triệu dân.

-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower