
-
Nhà thầu nội đề xuất cơ chế đặc thù để vào được Dự án Đường sắt cao tốc
-
Những điểm nhấn thú vị tại “siêu” Dự án Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng
-
Hãng hàng không Vietravel Airlines quyết định tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng
-
TKV đặt mục tiêu bán 27,29 triệu tấn than trong nửa đầu năm
-
Nghiên cứu đề xuất Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp Nhà nước -
AI sẽ là công nghệ chiến lược giúp VNG trở thành tập đoàn công nghệ toàn cầu
![]() |
Biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia tiếp tục được duy trì. |
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ này vừa ban hành Quyết định số 1975/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia với mức thuế 10,64% như mức thuế đã áp dụng trước đó theo Quyết định số 1162/QĐ-BCT ngày 2/4/2021
Bộ Công thương bắt đầu điều tra vụ việc trên vào ngày 24/8/2020. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan.
Trên cơ sở thông tin thu thập được từ các bên liên quan, Bộ Công thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng mức độ bán phá giá của các sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Malaysia, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước cũng như đánh giá tác động kinh tế -xã hội, gồm cả tác động tới các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.
Trước đó, sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ năm 2017. Trước năm 2017, Malaysia không sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép hình chữ H sang Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá thép hình chữ H với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Malaysia sang Việt Nam đã tăng đột biến, lên hơn 213 tỷ đồng trong năm 2019 và 848 tỷ đồng trong năm 2020.
Do đó, có dấu hiệu về việc thép hình chữ H được sản xuất tại Malaysia, sau đó xuất khẩu sang Việt Nam nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá áp dụng đối với thép hình chữ H của Trung Quốc.
Bởi vậy, sau khi cân nhắc tác động kinh tế, xã hội và tình hình cung-cầu hiện nay, Bộ Công thương quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ Malaysia ở mức 10,64%.
Mức thuế này thấp hơn so với mức thuế đang áp dụng với thép hình H nhập khẩu từ Trung Quốc (bình quân khoảng 22%) và cũng thấp hơn nhiều so với mức thuế đề xuất của ngành sản xuất trong nước (16,30%). Quyết định áp thuế chống bán phá giá này có thể được rà soát, điều chỉnh định kỳ theo đúng quy định pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả để triển khai các biện pháp ổn định thị trường thép theo đúng quy định, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và người tiêu dùng.

-
Nghiên cứu đề xuất Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp Nhà nước -
AI sẽ là công nghệ chiến lược giúp VNG trở thành tập đoàn công nghệ toàn cầu -
Quyền Tổng giám đốc Vicem: Khả năng "về đích" với kế hoạch kinh doanh 2025, không lỗ -
Chủ tịch Vinatex: 6 tháng đầu năm hoàn thành 61% kế hoạch lợi nhuận -
Ông Nguyễn Thiên Trúc đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị AIG -
200 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia đối thoại với Hải quan khu vực V -
Từ ngày 1/7, tờ khai hải quan luồng vàng được phân công ngẫu nhiên cho công chức kiểm tra
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố logo hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
-
Đặc quyền ưu tiên từ VietinBank: Nâng tầm trải nghiệm - Khẳng định vị thế
-
Nghiên cứu lâm sàng: Sự khẳng định chất lượng sản phẩm bằng khoa học
-
VPBankSME bắt tay Hilo, Vinatti hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình