Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan trở lại
PV - 16/07/2014 12:58
 
Liên quan đến việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương-981, ngày 16/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ quan điểm của Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam
Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981
Trung Quốc kéo thêm giàn khoan Nam Hải số 4 vào vịnh Bắc bộ
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ
Chưa ký Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc
Việt Nam gửi văn bản lên Liên hợp quốc phản đối Trung Quốc
  Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan trở lại  
  Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)  

Từ ngày 2/5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) và nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí hoạt động của giàn khoan chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý.


Các tàu của Trung Quốc đã vây ép, cố tình đâm húc, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư đang thực thi nhiệm vụ quản lý biển trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm bị thương nhiều cán bộ kiểm ngư của Việt Nam và gây tổn thất cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Việt Nam đã đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định khu vực hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 từ đầu tháng Năm đến nay thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc trong hơn hai tháng qua là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
 

Người Phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền theo đúng luật pháp quốc tế./.

Việt Nam gửi văn bản lên Liên hợp quốc phản đối Trung Quốc Việt Nam gửi văn bản lên Liên hợp quốc phản đối Trung Quốc

() Hôm nay, Bộ Ngoại giao vừa ra thông cáo cho biết, ngày 3/7, Việt Nam đã đề nghị Liêp hợp quốc lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Thủ tướng: Nỗ lực cao nhất đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc Thủ tướng: Nỗ lực cao nhất đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc

() Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2014 diễn ra hôm nay, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa lên án hành động bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt – Trung của Trung Quốc trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 và yêu cầu Chính phủ nỗ lực cao nhất đấu tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tận mắt hình ảnh tàu kiểm ngư Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc đâm nát Tận mắt hình ảnh tàu kiểm ngư Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc đâm nát

() Tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc bao vây, đâm nát hai bên mạn trong khi đang thực thi pháp luật, làm nhiệm vụ tuyên truyền tàu Trung Quốc rút khỏi khu vực Giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư