-
Đã tìm được nhà thầu thi công gói thầu hơn 6.000 tỷ đồng tại sân bay Long Thành -
Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam? -
TP.HCM: 3 dự án giao thông trọng điểm được giao vốn "khủng" nhưng giải ngân ì ạch -
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích
Đối tác của Viettel là ai?
“Giấy phép này là giấy phép thứ 4 và là giấy phép cuối cùng về đầu tư viễn thông tại Myanmar. Viettel đã đạt được thỏa thuận liên doanh với đối tác của Myanmar để có Giấy phép này. Có thể sang tuần tới, chi tiết về thương vụ sẽ được công bố”, nguồn tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn cho hay.
Nhiều khả năng, cái tên đối tác của Viettel là Yatanarpon Teleport (YTP), một đối tác gồm 11 công ty và là cung cấp dịch vụ Internet Myanmar. YTP được cho là Công ty thứ 4 có giấy phép kinh doanh viễn thông tại Myanmar. Năm 2013, nhiều thông tin cho rằng hãng này đang tìm cách huy động ít nhất 1 tỷ USD từ nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng hoạt động.
Đầu tư quốc tế được xác định là 1 trong 3 trụ cột chiến lược của Viettel. Ảnh: Đức Thanh |
Cuối năm 2014, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel có kế hoạch liên doanh với hãng viễn thông quốc doanh Myanmar là Yatanarpon Teleport. Hãng viễn thông này đang xin giấy phép kinh doanh mang di động thứ tư tại Myanmar, đồng thời xin Chính phủ Myanmar cho phép hợp tác kinh doanh với Viettel. Nếu Yatanarpon được Chính phủ Myanmar cấp phép cho kinh doanh dịch vụ di động, thì đây sẽ là nhà mạng thứ tư được thiết lập tại quốc gia này.
Theo ông Dũng, hai bên định hợp tác bằng cách mỗi bên góp 50% vốn đầu tư để hình thành mạng di động. Viettel dự định sẽ góp khoản vốn 1,5 –2 tỷ USD.
Cuối năm 2014, Đại hội đồng cổ đông của Viettel Global đã thông qua phương án hợp tác với đối tác tại Myanmar thành lập Công ty Viettel Myanmar để thực hiện dự án đầu tư mạng viễn thông tại quốc gia này. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án tại Myanmar là 1,8 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư ra nước ngoài của Viettel Global khoảng 800 triệu USD, phần còn lại (khoảng 1 tỷ USD) sẽ do phía đối tác nước ngoài và Viettel Myanmar tự thu xếp.
Viettel sẽ có giấy phép thứ 4
Theo quy định của Myanmar, Chính phủ Myamar sẽ cấp 4 giấy chứng nhận đầu tư vào viễn thông. Trong đó, tổ chức đấu thầu và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 nhà mạng nước ngoài và hiện Myanmar có nhà mạng quốc doanh là MPT.
Năm 2013, Viettel là một trong số 11 hãng viễn thông đã tham gia đấu thầu giấy phép viễn thông tại Myanmar. Ngoài Viettel, còn có các tên tuổi lớn như SingTel của Singapore, Qatar Telecom (Qatar), Sumitomo (Nhật Bản) Bharti Airtel (Ấn Độ), Axiata (Malaysia), KDDI (Nhật Bản), Telenor (Na-uy), MTN Dubai (Nam Phi), Digicel (Jamaica), Millicom (Luxembourg).
Các hãng viễn thông quốc tế, trong đó có Viettel, rất mong muốn được tham gia đầu tư xây dựng mạng lưới viễn thông ở Myanmar, một quốc gia có gần 60 triệu dân, nhưng tỷ lệ thâm nhập di đông chưa đến 9%.
Cuối cùng, hai nhà thầu quốc tế là Telenor và Qatar đã trúng thầu. Ooredoo và Telenor bắt đầu kinh doanh tại Myanmar vào năm 2014. Nhưng chỉ 6 tháng sau, nhà mạng quốc doanh MPT, vốn thống trị thị trường hàng thập kỷ qua bất chấp dịch vụ lạc hậu, đã có nhiều khách hàng mới hơn cả 2 đối thủ cộng lại.
Cuối tháng 12/2015, Chính phủ Myanmar đã phát đi thông báo thị trường di động nước này đang có những bước phát triển rất tốt cả về phát triển cơ sở hạ tầng mạng cũng như số lượng người dùng và chỉ số doanh thu. Theo đó, Chính phủ nước này cho biết đang tiếp tục tìm kiếm, đánh giá sự quan tâm đầu tư của các nhà mạng nước ngoài để chọn ra một ứng viên sáng giá nhất cho chiếc giấy phép di động thứ tư.
Nếu có được giấy phép đầu tư tại Myanmar, Viettel sẽ có trong tay giấy phép đầu tư thứ 11. Năm 2006, Viettel bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thị trường đầu tiên là Campuchia. Hiện Viettel đầu tư kinh doanh ở 10 thị trường nước ngoài gồm Tanzania, Campuchia, Lào, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Haiti và Peru.
Cuối năm 2015, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép Viettel điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 100.000 tỷ đồng lên 300.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2015 - 2020. Năm 2015, doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel đạt 1,5 tỷ USD. Viettel cũng khai trương, đưa vào hoạt động hai thị trường mới là Tanzania và Burundi, nâng tổng số thị trường kinh doanh lên thành 10 nước ở khu vực châu Á, châu Mỹ và châu Phi với tổng dân số hơn 260 triệu người, 75 triệu khách hàng.
“Đầu tư quốc tế được xác định là 1 trong 3 trụ cột chiến lược của Viettel. Đó là lý do Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020 phải đứng trong Top 10 doanh nghiệp viễn thông về đầu tư ra nước ngoài trên thế giới. Trung bình mỗi năm, Viettel đầu tư vào 1 - 2 thị trường mới với tốc độ, quy mô và hiệu quả ngày càng cao. Doanh thu từ thị trường nước ngoài đang đi đúng lộ trình kế hoạch của Viettel, chúng tôi đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 15 - 20%/năm, mỗi thị trường sẽ thu hồi vốn trong vòng 3 - 5 năm”, ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết.
-
Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam? -
TP.HCM: 3 dự án giao thông trọng điểm được giao vốn "khủng" nhưng giải ngân ì ạch -
Thông tin quy mô đầu tư xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô Hà Nội -
Long An trở thành điểm hút đầu tư ngành năng lượng tái tạo -
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi