
-
Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu thuốc lá
-
Liên tục bắt nhiều vụ nhập lậu vàng qua Sân bay Nội Bài
-
Bà Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống có thời hạn về tội lừa đảo
-
Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo -
Quảng Nam sẽ thanh tra các dự án tái định cư tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, từ tháng 8/2021 đến nay, CTCP Dược quốc tế Rance Pharma và CTCP Dược dinh dưỡng Hacofood Group đã góp vốn với nhiều người lập thêm "hệ sinh thái" gồm 9 công ty con để sản xuất, phân phối sữa bột giả với quy mô cực lớn, hoạt động suốt 4 năm qua. Tám bị can liên quan tới đường dây nói trên đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra việc sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả, với tổng số thu gần 500 tỷ đồng từ khách hàng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ có thai…
Đáng nói là, gần 600 nhãn hiệu sữa được quảng cáo, công bố có chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó..., nhưng qua kiểm tra thực tế, sản phẩm sữa do 2 công ty nói trên sản xuất không có những chất này, chất lượng chỉ đạt dưới 70% mức công bố và như vậy, những mặt hàng trên được xác định là hàng giả.
Hệ lụy là rất nhiều người tiêu dùng, từ trẻ em tới người già, những người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm bị thiệt hại, bởi sữa giả không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, mà còn gây tác hại trầm trọng tới sức khỏe những người có bệnh nền.
Với vụ sản xuất sữa giả quy mô lớn như vậy, lại tồn tại hơn 4 năm trời, thì hẳn nhiên, dư luận sẽ đặt câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý. Song “quả bóng trách nhiệm” một lần nữa được đá đi, đá lại.
Luật An toàn thực phẩm quy định, công tác quản lý an toàn thực phẩm có sự tham gia của các bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Bộ Công thương cùng UBND các cấp. Theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trừ 4 nhóm sản phẩm cần kiểm soát chặt hơn phải đăng ký công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp được tự công bố đa số sản phẩm thực phẩm sản xuất trước khi đưa ra thị trường.
Vẫn theo nghị định trên, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm “tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi”. Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý các nhóm thực phẩm, cùng trách nhiệm thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Đề cập vai trò của Bộ Công thương trong vụ sản xuất sữa bột giả, một lãnh đạo thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho hay, cơ quan này không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của CTCP Dược quốc tế Rance Pharma và CTCP Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Có nghĩa là, Bộ Công thương chỉ có trách nhiệm quản lý nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt, bởi các sản phẩm đó do Bộ Y tế quản lý.
Chiếu theo quy định hiện hành, Bộ Công thương chỉ có thể kiểm tra những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. Trong khi đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) dường như cũng không liên quan khi viện dẫn các quy định rằng, các sản phẩm sữa thuộc diện tự công bố, có nghĩa doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng.
Như vậy, rất có thể, những “lỗ hổng” cùng khoảng trống không nhỏ trong công tác quản lý thị trường sữa đã, đang tồn tại bởi quy định chưa cụ thể và tựu trung là, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm sau khi tự công bố sản phẩm. Cũng do công tác hậu kiểm không được thực hiện nghiêm túc, nên một số doanh nghiệp đã không công bố chất lượng sản phẩm, quảng cáo thổi phồng chất lượng sản phẩm, hoặc sản xuất hàng kém chất lượng rồi ngang nhiên tung ra thị trường.
Nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng - như ý kiến của chuyên gia Vũ Vinh Phú về vụ làm giả sữa bột giả lần này - trước hết cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý khi để doanh nghiệp sản xuất sữa giả tung hoành trên thị trường trong nhiều năm. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm, có thể áp dụng tình tiết tăng nặng mức phạt với những đối tượng tham gia đường dây sản xuất, phân phối sữa giả. Việc này vừa có tính răn đe, vừa góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp những doanh nghiệp làm ăn chân chính tránh được tác động xấu từ hành vi làm ăn gian dối, trục lợi của một số gian thương.
-
Vụ sữa giả và câu hỏi về trách nhiệm quản lý -
Bà Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống có thời hạn về tội lừa đảo -
Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo -
Đề xuất gỡ khó cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Quảng Nam sẽ thanh tra các dự án tái định cư tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Để rừng bị chặt phá, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn bị khởi tố -
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura