
-
Tìm kiếm động lực cho mô hình tăng trưởng mới
-
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công
-
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2027
-
Phấn đấu đưa 100% dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) |
Theo thông báo, Diễn đàn Davos sắp tới sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 25/1/2019 tại Davos-Klosters (Thụy Sĩ). Chủ đề của Hội nghị Davos 2019 sẽ là “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình kiến trúc toàn cầu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư."
Người sáng lập và là Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Klaus Schwab, cho rằng thế giới mới chỉ ở giai đoạn đầu của Toàn cầu hóa 4.0 và hoàn toàn không được chuẩn bị để ứng phó với quy mô của những thay đổi sắp tới.
Các nước vẫn đang tiếp tục giải quyết các vấn đề của toàn cầu hóa với một quan điểm lạc hậu, do đó thế giới phải xác định lại các quy trình và thể chế để có thể tận dụng được tốt hơn những cơ hội mới ở phía trước, đồng thời tránh được các xáo trộn.
Theo ông Klaus Schwab, bốn thay đổi diễn ra cùng lúc sẽ định hình lại toàn cầu hóa bao gồm chủ nghĩa đa phương không còn chi phối lãnh đạo kinh tế toàn cầu nữa, mà thay vào đó là chủ nghĩa đa nguyên; cân bằng quyền lực toàn cầu chuyển từ đơn cực sang đa cực; các thách thức sinh thái, trong đó có biến đổi khí hậu, đe dọa sự phát triển kinh tế xã hội; cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại các công nghệ với tốc độ và quy mô chưa từng có trong lịch sử.
Toàn cầu hóa đã mang lại tăng trưởng và phát triển ở cấp độ quốc tế, nhưng nó cũng đã tạo ra sự bất bình đẳng ngày càng giãn rộng. Đối với làn sóng toàn cầu hóa tiếp theo, "Toàn cầu hóa 4.0," các nhà lãnh đạo cần học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ, xây dựng xã hội hòa nhập hơn và bảo vệ tốt hơn những cộng đồng dễ bị tổn thương.
Để cải thiện đời sống cho con người trên toàn cầu, quản trị ở các cấp doanh nghiệp, chính phủ và toàn cầu phải thích nghi đầy đủ với bối cảnh kinh tế, chính trị, môi trường và xã hội mới này.
Diễn đàn Kinh tế thế giới 2019 sẽ quy tụ 3.000 nhà lãnh đạo từ mọi lĩnh vực xã hội, các đại diện hàng đầu của hơn 100 chính phủ và 1.000 doanh nghiệp.
Hội nghị sẽ bao gồm hơn 400 buổi làm việc của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, xã hội dân sự, các cơ quan truyền thông, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực và thế hệ trẻ, đến từ khắp nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, hội nghị là cơ hội diễn ra các “đối thoại toàn cầu," với các khuyến nghị từ các đại diện tham dự hội nghị, các chuyên gia, tổ chức quốc tế trong đó có các thành viên Hội đồng quản trị Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030 -
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật -
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội -
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung