-
Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Thương mại Việt Nam - Indonesia năm 2024 vượt 16 tỷ USD -
Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
Lạm phát cả năm 2024 khả năng sẽ "thấp hơn rất nhiều" so với mục tiêu
PGS-TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội |
Kiểm toán Nhà nước vừa công bố Kế hoạch Kiểm toán năm 2024. Ông đánh giá ra sao về kế hoạch này?
Năm 2024, tổng số cuộc kiểm toán không tăng so với năm 2023, nhưng tập trung vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước tại 24 bộ, ngành trung ương và 35 địa phương (không kể các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước lồng ghép). Đây là sự thay đổi rất quan trọng, bởi hoạt động kiểm toán nhà nước còn hỗ trợ HĐND, UBND địa phương trong quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, quản trị tài chính, tài sản công, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
Mặc dù chưa tập trung chuyên sâu kiểm toán quyết toán, nhưng năm nào, Kiểm toán Nhà nước cũng kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước lồng ghép. Kết quả thế nào, thưa ông?
Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện ra cả thu, chi còn nhiều vấn đề. Cụ thể, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 vừa được Quốc hội thông qua đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra còn tình trạng khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp chưa phù hợp quy định.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn tình trạng một số dự án của địa phương được giao bổ sung kế hoạch vốn, nhưng không giải ngân hết trong năm, phải chuyển nguồn; vốn chuyển nguồn từ năm trước sang năm 2021 cũng không giải ngân hết buộc phải hủy dự toán. Nhiều khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề; khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường…, đạt rất thấp, phải chuyển nguồn hoặc hủy dự toán.
Lập dự toán nhưng vì lý do nào đó chi không hết, thậm chí không chi được, phải chuyển nguồn cũng là việc bình thường trong điều hành ngân sách, thưa ông?
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, chuyển nguồn càng ngày càng lớn cả số tuyệt đối lẫn tương đối, gây ra bất lợi cho cả nền kinh tế.
Thứ nhất là tiền đã được Quốc hội bố trí để chi tiêu, đầu tư vào các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nhưng không sử dụng được, không giải ngân được, buộc phải chuyển nguồn sang năm sau, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhiệm vụ, kế hoạch đã được hoạch định, lên kế hoạch.
Thứ hai, nền kinh tế và cả xã hội có rất nhiều nhiệm vụ, công trình, dự án cần tiền chi từ ngân sách không được bố trí nguồn vốn, vì nguồn đã được bố trí cho nhiệm vụ, công trình, dự án khác. Chỗ cần tiền thì không có, chỗ không tiêu được thì chuyển nguồn sang năm sau dẫn đến sử dụng đồng vốn kém hiệu quả.
Theo Luật Ngân sách nhà nước, chỉ có 7 khoản nếu chi không hết được chuyển nguồn sang năm sau, còn lại tất cả các khoản dự toán chi chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều khoản, ngoài 7 khoản được phép, vẫn chuyển nguồn. Tâm lý của lãnh đạo nhiều địa phương là ngân sách trung ương đã cân đối, chưa chi được thì cố xin giữ lại để sang năm chi, vì xây dựng lại dự toán sợ không “xin” được.
Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước phải tập trung vào kiểm toán quyết toán ngân sách, không chỉ chỉ ra địa phương nào không chi hết xin chuyển nguồn, số tiền chuyển nguồn từng năm, mà quan trọng là phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến chuyển nguồn; ngành, lĩnh vực, khu vực thường xuyên chuyển nguồn, từ đó kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tìm cách hạn chế và chấm dứt tình trạng có tiền không tiêu được.
Ông có nghĩ tình trạng chuyển nguồn đã đến đến lúc đáng báo động?
Tình trạng chuyển nguồn trong 10 năm nay tăng liên tục, đặc biệt trong mấy năm gần đây tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Điều này cho thấy, công tác lập, phê duyệt dự toán chi có vấn đề; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vấn đề; kỷ luật, kỷ cương của đơn vị sử dụng ngân sách có vấn đề. Quốc hội, HĐND và người dân muốn biết vấn đề đó nằm ở đâu, thì chỉ có Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chuyên sâu báo cáo quyết toán ngân sách của từng bộ ngành, địa phương mới phát hiện ra được.
Ngân sách nhà nước là tiền mô hôi, công sức, tiền thuế, tiền đi vay người dân phải trả, nên người dân và cơ quan dân cử phải biết được hiệu quả sử dụng đến đâu, khu vực nào, lĩnh vực nào sử dụng hiệu quả; chưa sử dụng hiệu quả cần phải có giải pháp. Chuyển nguồn lớn rõ ràng là việc sử dụng tài chính công chưa hiệu quả, hằng năm, Kiểm toán Nhà nước phải kiểm toán toàn bộ báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng Chiến lược Phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2030.
Theo ông, phải làm gì để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách?
Để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, tôi cho rằng, Quốc hội và Chính phủ phải mạnh tay xử lý dứt điểm, trước hết là cắt ngay (hủy dự toán) các khoản chi đã có trong dự toán mà không chi hết, không chi được nhưng không thuộc đối tượng được chuyển nguồn. Với nhiệm vụ cần thiết vì lý do nào đó chi không hết, cũng mạnh tay hủy dự toán năm cũ, năm sau lập dự toán mới, tài chính phải dứt khoát, không dây dưa năm nọ qua năm kia.
Làm mạnh tay sẽ khiến nhiều địa phương cảm thấy “đau” vì tiền đã được ngân sách trung ương bố trí mà bị cắt, nhưng thà đau một lần còn hơn. Kiểm toán Nhà nước tập trung kiểm toán toàn bộ báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, chỉ cụ thể từng khoản chi chuyển nguồn do đâu, căn cứ vào đó, Thủ tướng Chính phủ mạnh tay xử lý người đứng đầu, người có trách nhiệm như xử lý người đứng đầu trong việc thực hiện đầu tư công. Chỉ có như vậy kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách mới vào khuôn phép.
-
Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
Lạm phát cả năm 2024 khả năng sẽ "thấp hơn rất nhiều" so với mục tiêu -
Cung đường hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng -
TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 -
Kinh tế 2025 nhiều màu sắc và cảm xúc trong hình dung của giới chuyên gia -
Năm 2025, Hải Phòng phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 12,5% -
Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn đề nổi bật năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/1 -
2 Bổ sung vào quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen và Vân Phong -
3 Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
4 Từ ngày 15/1/2025, nhà đầu tư có thể lựa chọn thủ tục đầu tư đặc biệt -
5 Vàng vững mốc 2.600 USD/ounce, tỷ giá trung tâm khép lại năm 2024 tăng chưa đến 2%
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM
- VitaDairy được vinh danh Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- MarsConnect: Bước đột phá trong quản lý tài chính cá nhân nhờ AI
- Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024