-
Giá xăng giảm sau 2 lần tăng liên tiếp -
Hơn 200 thương hiệu tham gia METALEX Vietnam 2024 -
UKVFTA “bắc cầu” cho hàng Việt sang Anh quốc -
Đề xuất Trung Quốc mở cửa thị trường cho trái bơ, na, roi, thảo quả của Việt Nam -
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, doanh nghiệp Việt tiếp tục theo dõi thị trường -
Masan song hành cùng Chính phủ mang ẩm thực Việt ra thế giới
Chanh leo đã qua chế biến xuất khẩu đã mang về 135 triệu USD trong năm 2022, tăng 78% so với 2021. |
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), năm 2022 xuất khẩu toàn ngành rau quả dù chịu ảnh hưởng nặng từ chính sách Zero covid của Trung Quốc khiến xuất khẩu chỉ đạt 3,34 tỷ USD, giảm gần 6% so với năm 2021, nhưng cơ cấu chủng loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam có chuyển biến tích cực khi tỷ trọng sản phẩm chế biến tăng.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu rau quả năm 2022 đạt 3,34 tỷ USD, giảm 5,9% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu rau quả tươi, đông lạnh đạt 2,32 tỷ USD; rau quả chế biến đạt 1,014 tỷ USD.
Trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu chủng loại sản phẩm chế biến chiếm 29,47%, tăng 3,8 điểm phần trăm so với năm 2021.
Với kim ngạch xuất khẩu 1,014 tỷ USD trong năm 2022, lần đầu tiên xuất khẩu rau quả chế biến đã vượt 1 tỷ USD…
Trong đó, các sản phẩm chế biến từ trái chanh leo dẫn đầu về trị giá, ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Tiếp theo là chủng loại chế biến từ trái dừa, trái cây các loại, hạt dẻ cười, dứa…
Tốc độ tăng trưởng của rau quả chế biến Việt Nam được cải thiện trong những năm gần đây cho thấy các sản phẩm của Việt Nam đang dần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...và dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới khi các doanh nghiệp Việt đầu tư các nhà máy chế biến rau quả.
Thị trường trái cây và rau quả chế biến thế giới dự báo đạt khoảng 392 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng trái cây tươi, khó vận chuyển xa do không thể bảo quản được lâu. Do đó, các doanh nghiệp ngành rau quả cần tập trung vào phân khúc sản phẩm chế biến, bởi đây là xu hướng của thị trường trong thời gian tới.
Trái cây tươi vẫn là chủng loại xuất khẩu chính trong cơ cấu hàng rau quả trong năm 2022, chiếm 61,02% tổng trị giá xuất khẩu, giảm 4,3 điểm phần trăm so với năm 2021.
Tuy nhiên, sang đến đầu tháng 1/2023 xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này đã có tín hiệu tốt, bởi Trung Quốc đã mở cửa trở lại. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này thuận lợi hơn trong thời gian tới.
-
Rau quả xuất sang Trung Quốc sớm chạm mốc 4,5 tỷ USD -
Xuất khẩu gỗ, nội thất giai đoạn cuối năm khó đoán định -
UKVFTA “bắc cầu” cho hàng Việt sang Anh quốc -
Đề xuất Trung Quốc mở cửa thị trường cho trái bơ, na, roi, thảo quả của Việt Nam -
Electrolux ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc quần áo UltimateCare thế hệ mới, khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược -
Việt Nam là nguồn cung thuỷ sản lớn thứ 3 của Trung Quốc -
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, doanh nghiệp Việt tiếp tục theo dõi thị trường
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam