-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
11 tháng 2015, xuất khẩu dưa hấu đã mang về giá trị 33 triệu USD. |
Tại Hội nghị “Bàn các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu mùa vụ 2015/2016” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thanh Nam, rất nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu mặt hàng dưa hấu năm 2016.
Dưa hấu được tiêu thụ dưa hấu tại thị trường trong nước khoảng 80% tổng sản lượng thu hoạch của cả nước, còn lại khoảng 20% dành cho xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu dưa hấu của Việt Nam chủ yếu vẫn là các thị trường lân cận có chung đường biên giới như Trung Quốc, Lào, Campuchia, trong đó, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chủ lực với mặt hàng dưa hấu.
Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 85-90% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu và chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh , tỉnh Lạng Sơn.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong giai đoạn 2012-2014, lượng nhập khẩu dưa hấu của thị trường Trung Quốc dao động khoảng 200 nghìn tấn và tăng nhẹ theo từng năm (các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 192.000 tấn, 199.000 tấn và 214.000 tấn).
Dù 11 tháng 2015, dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm 12,6% so với cùng kỳ, nhưng đã thu về giá trị 33 triệu USD. Thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn với các loại nông sản Việt Nam, trong đó có dưa hấu. Nhưng, nếu không làm tốt công tác thị trường, tìm kiếm đối tác, thì nguy cơ sụt giảm sản lượng sẽ lớn hơn trong năm tới, bởi Trung Quốc đang có thay đổi về thị trường cung ứng, khi mở rộng diện tích trồng dưa thông qua việc thuê đất tại Lào, Campuchia…để cung ứng trở lại thị trường nội địa.
Trong nhiều năm qua, khi vào thời điểm cận Tết Nguyên đán và chính vụ thu hoạch dưa hấu vụ Đông-Xuân, Xuân Hè, để tiêu thụ và xuất khẩu, dưa hấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thường bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cho nông dân, cũng như gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nguyên nhân khách quan là do nhu cầu tiêu thụ dưa hấu của cư dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc thường tăng đột biến mỗi khi vào thời diểm Tết Nguyên đán hoặc vào thời điểm bắt đầu chính vụ thu hoạch. Phía Trung Quốc chỉ làm thủ tục nhận trái cây tươi, trong đó có dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh, không nhận tại các cửa khẩu khác thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan là do điều kiện cơ sở hạ tầng như đường xá, bến bãi, kho chứa... từ tuyến đường dẫn từ TP. Lạng Sơn đến khu vực cửa khẩu Tân Thanh cũng như tại khu vực cặp cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng lực tiếp nhận và giải phóng hàng hóa chỉ đáp ứng được tối đa khoảng 300 xe/ngày.
Tập quán buôn bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, buôn bán tự phát, không có hợp đồng ký trước, doanh nghiệp Việt Nam thường làm thủ tục đưa sang biên giới rồi mới tìm đối tác để bán hàng, do đó không chủ động được quá trình tiêu thụ, bị ép giá; Cách thức phân loại, lựa chọn và đóng gói hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc không thống nhất, dẫn đến việc đưa hàng hóa lên đến cửa khẩu để giao hàng rồi mới lại dỡ hàng hóa xuống để lựa chọn, đóng gói lại cho đúng yêu cầu của phía bạn.
Ông Vũ Hồng Thủy, Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, những năm qua, Lạng Sơn đã thành lập ban điều hành xuất khẩu nông sản, trong đó có xác định mặt hàng ưu tiên như dưa hấu nhưng vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa, do với mặt hàng dưa hấu, doanh nghiệp mang đến tận cửa khẩu mới tiến hành kiểm tra chất lượng, phân loại …nên mất thời gian và bất lợi cho doanh nghiệp lẫn nông dân trong nước.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, chuyến công tác đầu tháng 12/2015 Trung Quốc cho thấy, thị trường này còn dư địa rất lớn cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng dưa hấu, bởi 90% sản lượng dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc thời gian qua mới chỉ dừng lại ở khu vực cửa khẩu, giáp biên giới chứ chưa vào sâu được nội địa.
“Phối hợp giữa các cơ quan chức năng như thế nào để đảm bảo điều tiết, lưu thông cho hàng hóa, tiếp cận kênh phân phối để đưa sâu vào nội địa…phải là nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2016, không chỉ với riêng dưa hấu mà với tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu khác, tổ chức đóng gói ngay ở nơi sản xuất hoặc tại một khu vực trung chuyển trong nước trước khi đưa lên biên giới để quá trình giao nhận hàng thực hiện nhanh chóng; Kéo dài thời gian làm việc tại Phòng xuất nhập khẩu Khu vực Lạng Sơn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân xuất khẩu trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai -
Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng