
-
Bộ Giao thông - Vận tải yêu cầu Cục Hàng không lập các đoàn kiểm tra hoạt động vận tải khách
-
Cần xây dựng bộ máy điều phối vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và nguồn lực
-
Tây Nguyên cần phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước
-
Nhìn lại 10 năm Nghị quyết xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt -
[Infographic] Quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Anh
Không chỉ có dưa hấu và hành tím, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, nhiều mặt hàng nông sản, kể cả những mặt hàng chủ lực như gạo, thủy sản, cà phê, hạ tiêu, hạt điều… đều phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mà theo ông là “vô cùng lớn”.
Ngay cả với mặt hàng mà Việt Nam tự hào là “cường quốc”, ví như gạo, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết đang phải chịu sức ép vô cùng lớn vì nhiều nước trước đây là thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam đã và đang tái cơ cấu nông nghiệp, tiến tới làm chủ nhu cầu trong nước và tham gia vào thị trường xuất khẩu.
![]() |
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội |
“Ấn Độ và Pakistan trước đây đứng bên ngoài thị trường xuất khẩu gạo, nhưng năm nay họ đã bắt đầu tham gia khiến sức ép cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng trở lên khốc liệt”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lo lắng.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn Việt Nam đề cập đến việc Trung Quốc nhập khẩu gạo của Việt Nam. Phía bạn trả lời họ đã chủ động được lương thực. Mấy năm trước, họ nhập khẩu gạo của Việt Nam vì giá rẻ. Nhưng năm nay, họ hạn chế nhập khẩu vì lượng lương thực đã dư thừa, muốn nhập 1.000 tấn gạo để tích trữ buộc phải tiêu thụ được 1.000 tấn sản xuất trong nước. Điều này rất khó vì mức tiêu thụ lương thực trong nước chỉ có hạn.
“Chưa năm nào hoạt động sản xuất nông nghiệp khó khăn như năm nay. Chưa năm nào cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp khó khăn như năm nay. Nếu không đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp trên tất cả các mặt trận thì tăng trưởng GDP khó có thể duy trì được tốc độ cao như những tháng đầu năm. Thậm chí, cán mức tăng trưởng 6,5% như mục tiêu phấn đấu đã là rất khó”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lo ngại.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp, xuất khẩu hàng nông sản trong những năm tới, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh sẽ hết sức khó khăn.
“Chúng ta tái cấu trúc nông nghiệp, thế giới họ cũng tái cấu trúc. Chỉ khác là họ tái cấu trúc bài bản hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp tục tiến trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp như hiện nay, trong khi TPP về cơ bản đã về đích, 16 hiệp định thương mại song phương (FTA) cũng tiến tới ký kết, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng chuẩn bị thực thi, tôi e rằng, tất cả các mặt hàng nông sản sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thức thức”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
“Sức ép cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được nói đến nhiều, nhưng dường như chưa thấy chuyển biến, doanh nghiệp không quan tâm làm, thông tin về sức ép trong hội nhập không đầy đủ. Nói thật, tôi rất lo âu cho vấn đề cạnh tranh trên tất cả các mặt trận chứ không riêng gì nông nghiệp khi thực hiện 16 FTA, TPP, AEC”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh quan ngại.
Đánh giá cao nghĩa cử giúp người nông dân tiêu thụ dưa hấu và hành trong thời gian vừa qua, song theo Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai, đây không phải là giải pháp lâu dài, không phải là giải pháp xử lý các vấn đề kinh tế.
“Quốc hội phải thảo luận và đưa ra các giải pháp tiêu thụ nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để người nông dân yên tâm sản xuất”, bà Mai đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội ông Phùng Quốc Hiển chia sẻ, gia đình ông cũng tham gia mua dưa hấu, mua hành của người nông dân trong thời gian vừa qua.
“Nhưng giỏi lắm mỗi ngày gia đình tôi chỉ ăn 1 quả dưa hấu là cùng. Việc người dân mua dưa hấu, mua hành sản xuất trong nước chỉ là tinh thần động viên, giúp đỡ. Nếu không có giải pháp căn cơ, dài hơi thì đúng như anh Bùi Quang Vinh nói, ngoài dưa hấu, hành thì tiêu, điều, cà phê, gạo… và các sản phẩm khác cũng rất khó khăn trong tiêu thụ vì chúng ta không có cách gì bảo vệ khi gia nhập TPP, FTA, AEC”, ông Hiển phát biểu.
Giải pháp nào giúp nông dân tiêu thụ nông sản nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, theo ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội là vô cùng khó, vì vấn đề quan trọng nhất là con người thực thi, cụ thể là bộ máy quản lý nhà nước quá trì trệ.
“Tôi mới đi chấm thi chuyên viên cao cấp và thấy rằng, trình độ của thí sinh đều là vụ phó, vụ trưởng; phó giám đốc, giám đốc các sở ngành… trở lên mấy năm nay đã không được cải thiện mà lại còn giảm đi. Khi thi vấn đáp, hầu như thí sinh không nắm được bất cứ cơ chế, chính sách nào, cái gì cũng lơ mơ. Nói thật, nếu là người có tự trọng thì rất nhiều cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cục không nên đi thi chuyên viên cao cấp vì trình độ của họ quá thấp”, ông Quyền bày tỏ sự ngao ngán.
Theo ông Quyền, chính sách, cơ chế tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, cho doanh nghiệp, người dân muốn đi vào cuộc sống thì phải có đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ngoài tận tâm, tận lực phải có chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu trình độ của đội ngũ cán bộ không được cải thiện thì ông Quyền không tin tưởng sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.
“Năm nào dưa hấu chẳng ùn ứ ở cửa khẩu biên giới phía Bắc. Năm nào người nông dân chẳng khổ về tình trạng “được mùa mất giá”. Vì đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước vẫn không có gì thay đổi thì làm sao giúp nông dân tiêu thụ được nông sản chứ nói gì đến việc to tát hơn là tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, ông Quyền thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

-
Tây Nguyên cần phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước -
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ 1/7/2022 -
Bàn cách liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới -
Quảng Nam cần lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ -
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ký kết thực hiện mô hình chi bộ kiểu mẫu -
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch COP 26
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 3/7
-
2 Phát hiện thuốc giảm đau, hạ sốt giả trên thị trường
-
3 Đề xuất sớm triển khai Dự án nhà ga T2, cảng hàng không Thọ Xuân - Thanh Hóa
-
4 Khai thác UKVFTA, thương mai Việt - Anh cán mốc 10 tỷ USD trong 1-2 năm tới
-
5 Tìm kênh đầu tư nửa cuối năm 2022: Chấp nhận rủi ro hay kê cao gối ngủ
-
HSBC đánh giá Vinamilk là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất tại Đông Nam Á
-
Coca-Cola ra mắt Fanta® Hương Nho mới, bùng nổ vị ngon sảng khoái
-
Công bố Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2022
-
Cảm xúc sâu lắng cùng chương trình "Điều tuyệt vời nhất"
-
BRG và Hilton sẽ nâng cấp Khách sạn Hilton Hà Nội Opera
-
SBT - toàn diện chuỗi cung ứng trên nền tảng phát triển bền vững