
-
Sau đại lễ, người dân lại nô nức xem diễu hành kỵ binh, bắn pháo hoa, biểu diễn 3D
-
Tình quân dân trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
-
Những hình ảnh hoành tráng, hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long
-
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước -
Không khí rộn ràng trên các tuyến đường tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
TIN LIÊN QUAN | |
Hơn 600 nghìn thí sinh làm thủ tục thi ĐH đợt 1 |
Tháng 6 vẫn đang là mùa chim làm tổ, anh lặn lội vào tận rừng sâu để tìm tổ chim sáo. Chim sáo đá thường làm tổ trên vách đá cheo leo, dựng đứng cao tới 300 – 400 m. Để bắt được 10 con chim sáo, anh Hoàng Văn Tuyên (47 tuổi, xã vùng cao Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) phải miệt mài suốt 4 ngày leo lên các vách núi đá dựng thẳng đứng, theo dõi chim mẹ 2 – 3 ngày mới tìm thấy tổ.
![]() |
Hai cha con anh Hoàng Văn Tuyên và cháu Hoàng Đức Hạnh |
Trong điều kiện địa hình hiểm trở chứa đựng nhiều bất trắc như vậy, nhưng không khiến người cha nao lòng. Nhiều lúc anh ví von nếu ngã từ trên núi xuống thì chẳng khác nào ném quả trứng xuống đường bê tông. Tuy nhiên, để có thêm tiền cho con xuống Hà Nội thi, người cha dân tộc Tày chẳng ngại nguy hiểm. Với 10 con sáo, anh Tuyên tính sẽ bán được chừng 3 triệu đồng.
Con trai lớn của anh Tuyên là Hoàng Đức Hạnh năm nay thi khối A vào Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân và khối B vào Đại học Tài nguyên và Môi trường. Hành trang của hai cha con trong những ngày xuống Hà Nội chỉ vài bộ quần áo, ít sách vở và 2 đồng triệu tiền mặt gom góp của gia đình, anh Tuyên nghĩ sẽ đủ lo chi phí thi cử cho con trong 10 ngày.
Hai cha con anh được sinh viên tình nguyện sắp xếp chỗ ở và suất cơm miễn phí tại ký túc xá Đại học Kinh tế quốc dân. Vì vậy, con trai anh có chỗ ôn luyện và nghỉ ngơi chuẩn bị cho kì thì, còn anh Tuyên thì cặm cụi chăm sóc những con sáo đá. Thỉnh thoảng ông lại đảo qua mấy khu chợ để hỏi chỗ bán.
Tấm lòng hy sinh cao cả vì con của anh Tuyên khiến nhiều người cảm động, vì vậy 10 chú chim sáo của anh đã được các thầy cô trong trường và một số cá nhân khác mua với tổng số tiền thu được là 3,5 triệu đồng.
Một người mua chim chia sẻ: “Tôi cảm động vì tấm lòng của chú Tuyên đối với con. Không ai giúp được cuộc sống của người khác khá giả hơn, trong lúc khó khăn tôi muốn chia sẻ phần nào đó với bố con chú ấy”.
Anh Tuyên cũng cho biết: “Những con sáo này giúp được cháu đến trường thi, nhưng sáo không bắt quanh năm được. Nếu cháu thi đỗ, nhà tôi vẫn còn một con trâu cày, bán đi chắc sẽ lo đủ cho cháu học năm đầu. Mấy năm sau, tôi sẽ cầm sổ đỏ vay tiền cho cháu đi học. Thấy con ham học mà không lo đầy đủ cho con bằng người, tôi thấy cũng day dứt”.
Trước đó, anh tính sẽ lấy tiền bán được từ vụ thu hoạch cây thuốc cho con đi thi. Tuy nhiên vì rớt giá, đến giờ chưa ai thu mua loại nông sản này cho gia đình. "Nếu bán được vụ thuốc lá, tôi cũng có ít tiền cho con xuống Hà Nội nhưng năm nay hàng ế ẩm quá. Gom hết tiền mặt trong nhà chỉ được 2 triệu đồng. Suy tính mãi, cuối cùng tôi nghĩ ra cách bắt ít chim sáo xuống thủ đô bán kiếm ít tiền phụ cho con", anh Tuyên tâm sự.
Kinh tế gia đình anh Tuyên trông chờ vào 3.000 m2 ruộng bậc thang, vụ cấy lúa, vụ trồng cây thuốc lá. Nếu bán được cây thuốc, anh sẽ có khoảng 15 triệu đồng để lo cho 4 miệng ăn và 2 con học lớp 8 và lớp 12 trong khoảng một năm. Chi trả mọi thứ cho gia đình, vợ chồng anh Tuyên tích cóp được ít tiền để mua con trâu, con bò về nuôi. "Nếu con đỗ đại học, bán đôi trâu bò ấy đi, tôi sẽ có tiền đóng học phí cho cháu", anh Tuyên nói.
Hạnh chia sẻ mơ ước của cậu là trở thành một luật sư, nhưng nếu không đỗ Hạnh sẽ đi học nghề, làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Cậu trăn trở “Ở nhà em đi chăn trâu, chăn bò, ngày mùa cũng lên nương rẫy làm giúp bố mẹ, chỉ khi nào rảnh em mới có thời gian học bài. Trước ngày xuống Hà Nội thi đại học, bố vẫn trèo vách đá bắt chim sáo. Vách núi cao nguy hiểm, bắt được chim không dễ chút nào. Em thương bố nhưng cũng không còn cách gì khác”.
Được biết, gia đình anh hiện sống trong ngồi nhà đắp đất lợp ngói proximăng mà những ngày hè ngồi trong đó không khác gì giữa chảo lửa. Anh Tuyên bảo, "lấy tiền xây nhà đẹp mà con không được học hành thì cũng để làm gì đâu. Đời tôi đã ít được đến trường, phải sống khổ nên giờ chỉ mong con đỗ đạt, có công ăn việc làm tốt và thoát ly, thoát nghèo". Thứ giá trị nhất trong ngôi nhà anh là chiếc tivi để hai con giải trí và nắm bắt thông tin thời sự.
Sau đợt thi thứ nhất của con anh Tuyên sẽ trở về nhà trước để phụ giúp vợ cấy 3.000 m2, còn em Đức Hạnh sẽ tiếp tục ở Hà Nội để tham đợt thi thứ 2 vào Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Thành Tuyên
-
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long -
Clip máy bay Su-30MK2 thả bẫy nhiệt trên bầu trời TP.HCM chào mừng đại lễ -
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước -
Khoảnh khắc máy bay trực thăng mang cờ Tổ quốc bay vào trung tâm TP.HCM -
Không khí rộn ràng trên các tuyến đường tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Người dân trắng đêm đợi tới sáng dự Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước -
[Ảnh] Đường sắt Việt Nam chạy đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất”
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025