Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Kiều hối cán mốc 12 tỷ USD
Hà Quang - 07/02/2015 18:45
 
() Tổng lượng kiều hối năm 2014 cán mốc 12 tỷ USD. Số lượng dự án được các kiều bào đăng ký đầu tư về nước đến thời điểm này là 2.000 dự án, mang về nguồn lợi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Những số liệu này được công bố tại buổi tọa đàm “Kiều bào chung sức cùng đất nước hội nhập và phát triển” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh sáng nay (7/2).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hàng tỷ USD kiều hối sẽ đổ vào bất động sản?
25% kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức
Mùa kiều hối: Chuyển tiền ngầm âm thầm hoạt động
Kiều hồi năm 2014
Tọa đàm “Kiều bào chung sức cùng đất nước hội nhập và phát triển” được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh sáng nay (7/2). Ảnh: laodong.com.vn

Chương trình tọa đàm “Kiều bào chung sức cùng đất nước hội nhập và phát triển” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay (7/2), Ban Tổ chức cho biết, năm 2014, số lượng kiều hối về Việt Nam và số lượng dự án của Việt kiều ngày một tăng trên đa dạng lĩnh vực đã cho thấy sự đóng góp tích cực của kiều bào trong quá trình phát triển đất nước.

Cụ thể, hiện Việt Nam có khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài. Tính riêng năm 2014, tổng số kiều hối được chuyển về nước đạt 12 tỷ USD. Nếu như trước đây, kiều hối chủ yếu tập trung và kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm thì nay, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2014, có tới 70% lượng kiều hối được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Số lượng dự án được các kiều bào đăng ký đầu tư tại Việt Nam tính đến nay đã là 2.000, mang về nguồn lợi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông David Dương, kiều bào Mỹ, Tổng Giám đốc Công ty Xử lý Chất thải rắn Việt Nam nói: “Tất cả những người Việt Nam đang sống xa quê hương đều mong muốn được trở về và đóng góp cho nước nhà. Không đâu đầu tư hiệu quả bằng quê hương mình. Hiệu quả đầu tiên là mình đem được KHCN và những gì học được từ xứ người về đóng góp cho đất nước. Ngoài ra, cũng có lợi nhuận về kinh tế. Tuy nhiên, để thu hút kiều bào về đầu tư, tôi nghĩ chúng ta cần có những chính sách, luật lệ của Nhà nước để hỗ trợ đầu tư, khuyến khích  anh em Việt kiều cảm thấy yên tâm hơn”.   Theo TS Nguyễn Quốc Bình – Kiều bào Canada - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh: Hơn 10 năm trước, khi nhận nhiệm vụ xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM (TTCNSH), tôi cùng tiến sĩ Dương Hoa Xô thành lập trung tâm, chỉ có 2 người, một làm giám đốc, một làm phó giám đốc. Với kinh nghiệm làm việc gần 20 năm ở nước ngoài, tôi phác thảo ra một trung tâm với 2 tiêu chí mà lúc đó anh Nguyễn Thiện Nhân - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra, là trung tâm phải ngang tầm khu vực và 30 năm sau vẫn chưa được lạc hậu. Tôi trở lại Canada, bán hết nhà cửa, cùng vợ quay trở lại Việt Nam. Tôi làm vậy để khi gặp khó khăn trong việc xây dựng trung tâm ở Việt Nam, tôi không nghĩ đến phương án quay trở lại Canada mà phải làm sao ở lại để xây dựng bằng được trung tâm. 

Và sau 10 năm, tôi tự hào khẳng định rằng, trung tâm của chúng ta không thua kém gì những TTCNSH hiện đại nhất của Singapore, và còn lớn hơn cả trung tâm của Thái Lan về tầm vóc cũng như chiến lược phát triển. Hiện nay, chúng tôi đã đào tạo được gần 100 thạc sĩ, tiến sĩ đã được theo chương trình nước ngoài mà thành phố giao cho Trung tâm. 

GS Võ Văn Tới – Kiều bào Mỹ - Trưởng khoa kỹ thuật vi sinh Đại học Quốc tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, ông quyết định về Việt Nam cách đây 6 năm.

"Khi tôi trở về, vi sinh là ngành không ai biết là gì, là một ngành rộng. Do đó, chúng tôi nhắm vào lĩnh vực thiết bị y tế đầu tiên. Tôi cho rằng, ở Việt Nam, các vấn đề y tế, sức khỏe, giáo dục…cần được coi trọng hơn, tôi thấy mình nước mình “sinh sau đẻ muộn” trong lĩnh vực thiết bị y tế. 

Bởi vậy chúng tôi đề xuất một loại thiết bị y tế viễn thông – loại thiết bị bệnh nhân có thể sử dụng thiết bị này tại nhà, thông tin, kết quả thu được sẽ được gửi thành một sever để bác sĩ theo dõi và chữa bệnh. Như vậy, có một số bệnh, bệnh nhân được theo dõi sức khỏe ngay tại nhà. Có thể thấy rằng, ở Việt Nam, rất nhiều bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo không có điều kiện chăm sóc sức khỏe, như vậy, nếu phát triển thiết bị này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân…"

Nhân dịp này, nhiều bà con kiều bào cũng kiến nghị Nhà nước có những chính sách thông thoáng hơn nữa, tạo điều kiện cho người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đầu tư về nước, đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư