Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kiều hối về Việt Nam sẽ tăng trong 2 năm tới
Thùy Linh - 24/03/2015 08:44
 
Dự báo, kiều hối về Việt Nam sẽ tăng trong năm nay và năm 2016, sau đó có thể giảm nhẹ vào năm 2017.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kiều hối rậm rịch đón Luật Nhà ở mới
25% kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức
Bất ngờ người Việt dùng 30% kiều hối chỉ để "tiêu vặt"
Kiều hối chảy mạnh về Việt Nam

Việt Nam hiện nằm trong số 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới. Theo công trình “Nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố tháng 12/2014, hiện có khoảng 4 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ và hàng năm, nhiều người trong số này  chuyển ngoại tệ về nước.

Tỷ trọng kiều hối được sử dụng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh vẫn còn ở mức thấp

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam tăng dần qua từng năm, trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2013 đạt trên 80,4 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng khoảng 39%. Ước tính, trong năm 2014 Việt Nam nhận thêm hơn 11 tỷ USD, nâng tổng lượng kiều hối đã nhận trong 14 năm qua vượt mức 90 tỷ USD.

Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định nền kinh tế vĩ mô Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2013, đây là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cao hơn cả vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã giải ngân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2004-2006, kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của đất nước. Trong nhiều năm qua, kiều hối đóng góp tích cực vào dự trữ ngoại hối của Việt Nam và hỗ trợ ổn định tỷ giá.

Đa số người dân nhận kiều hối sử dụng để chi tiêu hàng ngày, đầu tư sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm, chữa bệnh hoặc mua sắm vật dụng. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng kiều hối nhận được đã có sự thay đổi theo thời gian.

Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu định lượng về tác động của kiều hối đến cách thức chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam thông qua việc khảo sát kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiều hối từ nước ngoài có thể tác động đến mức thu nhập của hộ gia đình khi có tới 48% số hộ gia đình nhận kiều hối thuộc về nhóm 20% dân cư có thu nhập cao nhất. Và mức thu nhập có ảnh hưởng mạnh đến hành vi chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam.

Tại cùng mức thu nhập như nhau, các hộ gia đình nhận được tiền kiều hối từ nước ngoài, khi so sánh với các hộ gia đình không nhận được kiều hối, sẽ ưu tiên chi tiêu nhiều hơn từ thu nhập tăng thêm vào nhà cửa và đầu tư. Ngược lại, họ chi tiêu ít hơn từ thu nhập tăng thêm vào thực phẩm, hàng tiêu dùng lâu bền, giáo dục và y tế.

Cụ thể hơn, xu hướng chi tiêu này được thể hiện rõ nhất ở những nhóm hộ nghèo nhất và giàu nhất. Dường như nhóm hộ nghèo nhất (chiếm 20% dân cư) sử dụng kiều hối nhiều nhất để đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản của họ. Kế tiếp là nhóm hộ 20% dân cư giàu nhất có xu hướng tăng cường sử dụng kiều hối dưới dạng đầu tư vào bất động sản để thu lợi nhuận.

Trong khi đó, theo nghiên cứu nói trên của CIEM, năm 2014, kiều hối đầu tư cho sản xuất - kinh doanh giảm đi so với giai đoạn 3 - 5 năm gần đây. Cụ thể, tỷ trọng người nhận kiều hối sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh chỉ chiếm 15,9%, trong khi tỷ lệ này của 3-5 năm trước là 16,2%.

Về lĩnh vực đầu tư, tỷ trọng người nhận kiếu hối dùng để gửi ngân hàng nhận tiền lãi chiếm cao nhất với 30%, sản xuất và dịch vụ chiếm 27 - 30%, đầu tư kinh doanh vàng chiếm khoảng 20% và 16 - 17% đầu tư vào bất động sản.

Như vậy, có thể thấy, tỷ trọng kiều hối được sử dụng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh vẫn còn ở mức thấp và đang có xu hướng giảm. Điều này cũng là một bằng chứng cho thấy, trong khi còn thiếu vắng các cơ hội kinh doanh cho đầu tư tư nhân, người dân có xu hướng dùng kiều hối nhận được để gửi tiết kiệm tại ngân hàng, mua vàng và bất động sản.

Dự báo về tình hình sắp tới, đại diện của CIEM cho biết, trong năm nay và năm 2016, kiều hối về Việt Nam sẽ tăng so với con số 11 tỷ USD năm 2014. Tuy nhiên, đến năm 2017, dòng tiền kiều hối sẽ bắt đầu giảm nhẹ. Với nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước, kỳ vọng trong những năm tới, kiều hối sẽ được sử dụng nhiều hơn cho  sản xuất - kinh doanh.

Kiều hối đang chảy vào bất động sản

() Kiều hối chảy mạnh về Việt Nam trong năm qua, với 11 tỷ USD và dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm nay. Đáng chú ý là, dòng vốn đang có xu hướng dịch chuyển sang thị trường bất động sản, sau một thời gian dài thị trường này đóng băng và giao dịch trầm lắng.

Kiều hối cán mốc 12 tỷ USD

() Tổng lượng kiều hối năm 2014 cán mốc 12 tỷ USD. Số lượng dự án được các kiều bào đăng ký đầu tư về nước đến thời điểm này là 2.000 dự án, mang về nguồn lợi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Những số liệu này được công bố tại buổi tọa đàm “Kiều bào chung sức cùng đất nước hội nhập và phát triển” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh sáng nay (7/2).

Chuyển tiền ngầm chiếm thị phần khủng

() Khoảng 25% kiều hối về Việt Nam được chuyển qua kênh phi chính thức do phí chuyển tiền của các kênh chính thức khá cao. Có tới 35,4% lượng kiều hối được người nhận sử dụng vào chi tiêu hàng ngày. Kiều hối rót vào sản xuất, kinh doanh chỉ chiếm chưa đầy 16%.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư