-
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu
TIN LIÊN QUAN | |
Loại dự án xi măng ốm yếu ra khỏi quy hoạch ngành | |
Vissai cung cấp xi măng cho dự án đường cao tốc tại Pháp | |
Thời điểm tốt mua lại dự án xi măng |
Vissai - thương hiệu toàn cầu
“Từ thời điểm đầu tư nhà máy xi măng đầu tiên vào năm 2004, tôi và Ban lãnh đạo Tập đoàn đã nghĩ đến việc phải xây dựng Vissai thành thương hiệu toàn cầu”, ông Trường mở đầu buổi trò chuyện như vậy.
Xây dựng Vissai thành thương hiệu toàn cầu là mục tiêu của doanh nhân Hoàng Mạnh Trường |
Không phải doanh nhân nào cũng khởi đầu ngay bằng một mục tiêu… toàn cầu như vậy, nhất là trong bối cảnh khi đó, vào năm 2004, nền kinh tế Việt Nam mới chập chững trong bước đường hội nhập.
Nhưng Vissai đã thực hiện được điều đó. Bất cứ nhà máy nào được xây dựng, ông Trường và Ban lãnh đạo đều xác định rõ là sử dụng trang thiết bị tiên tiến nhất, áp dụng quy trình công nghệ tiệm cận các dây chuyền xi măng thế giới đang vận hành.
Tất nhiên, đi kèm với những cái nhất của công nghệ, thiết bị là những người lành nghề nhất, kể cả cán bộ và công nhân đứng máy. Với Vissai, ông Trường còn làm được cái nhất nữa là các mối liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất thiết bị, các hãng công nghệ, sản xuất và phân phối xi măng toàn cầu. Không có kiểu làm ăn “cưa đứt, đục suốt” trong phương châm của người đứng đầu Tập đoàn Vissai.
Bởi vậy, khi các dây chuyền đã chạy ổn định, Vissai luôn có bên cạnh các tên tuổi xi măng lớn trên thế giới như Tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ), Tập đoàn Heidelberg Cement, International Materials Inc, Tập đoàn Cemex (Mexico), Tập đoàn Evermont Group (Đài Loan)... Các tập đoàn hùng mạnh đó, ngoài việc là bạn hàng thân thiết, cũng hỗ trợ Vissai cả về kinh nghiệm điều hành sản xuất và công tác thị trường.
“Họ đang cùng chúng tôi đưa thương hiệu Vissai có mặt tại các thị trường lớn trên khắp thế giới”, ông Trường nói với vẻ hài lòng.
Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của Vissai là sang Bangladesh với khối lượng lên tới cả triệu tấn. Đó là con số trong mơ đối với các nhà sản xuất nội địa trong thời điểm xi măng đang bị khủng hoảng thừa. Tiếp sau đó, Vissai đã có mặt tại Indonesia, Philippines. Tới thời điểm này, thị trường Australia, Pháp và Mỹ đã có mặt trong bản đồ xuất khẩu của Vissai với sản lượng cả triệu tấn/năm.
Làm được việc này không hề dễ dàng, không chỉ bởi mức chuẩn cao của các thị trường này, mà còn vì thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thế giới gần như là con số không. Đem băn khoăn này hỏi ông Trường, rằng làm thế nào để đưa được thương hiệu Vissai ra thế giới một cách bền vững, ông bảo, yếu tố đầu tiên và duy nhất là chất lượng.
“Muốn khẳng định thương hiệu, với một nhà sản xuất, chất lượng phải là yếu tố hàng đầu. Từ ngày cho ra lò mẻ xi măng đầu tiên đến nay, chất lượng hàng mang nhãn hiệu Vissai đều không đổi”, ông trả lời.
Nói thì đơn giản vậy, nhưng thật khó hình dung những nỗ lực để sản lượng của các nhà máy Vissai từ 2 triệu tấn/năm ban đầu vươn tới mốc 7,6 triệu tấn/năm hiện nay. Quá trình “không đổi” về chất lượng đó đã kéo dài suốt 10 năm qua.
Nghĩ khác để hành động khác
3 năm gần đây, cơn bão khủng hoảng đổ ập lên nhiều ngành sản xuất, trong đó xi măng là ngành bị hệ lụy lớn sau một thời gian dài phát triển nóng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành buộc phải đóng cửa, phải đổi chủ như Xi măng Đồng Bành, Xi măng Thăng Long. Nhưng Vissai gần như lội ngược dòng. Nhà máy mới nhất được Tập đoàn khánh thành đầu năm 2013 là Vissai Hà Nam, có công suất hơn 2 triệu tấn. Ông Trường không nghi ngờ gì việc nhà máy này sẽ chạy hết 100% công suất theo đúng thiết kế. Và trong kế hoạch, chỉ 3-5 năm nữa, tổng sản lượng của Tập đoàn sẽ được nâng lên mức 2 con số.
“Thị trường khó khăn là khó chung. Mỗi doanh nghiệp lại có cái khó riêng. Với Vissai cũng không ngoại lệ. Vấn đề là cách đối phó và ứng phó với thời cuộc. Trong khoảng thời gian này, Vissai có tốc độ mở rộng năng lực sản xuất mạnh nhất”, ông Trường nói.
Bài tính của ông Trường rất rõ ràng. Gần 10 năm trước, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, Việt Nam phải nhập khẩu xi măng. Khi kinh tế tăng trưởng ở mức 7-8%, quy hoạch xi măng hiện giờ vẫn đảm bảo đủ phục vụ yêu cầu. Nhưng nếu tốc độ phát triển đạt 2 con số, điều mà chúng ta đang phấn đấu những năm tới, thì Việt Nam lại thiếu xi măng.
“Tôi có dịp đi nhiều và nhìn thấy, các quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... có những tập đoàn xi măng có tuổi đời trên 100 năm. Họ có chính sách xuất khẩu xi măng rất rõ ràng. Nói điều này để thấy rằng, nếu làm tốt thì xuất khẩu xi măng có lợi nhuận không tồi. Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi thì Việt Nam rất sẵn với trữ lượng hàng tỷ m3, giá tương đối thấp và cạnh tranh, trong khi sản xuất xi măng để xuất khẩu có thể thu về 60 USD/tấn. Tại sao chúng ta không làm?”, ông Trường đặt vấn đề.
Hiện giờ, Vissai đã bắt đầu hái “quả ngọt”. Hợp đồng xuất khẩu dài hạn xấp xỉ 1 triệu tấn/năm sang thị trường Australia được ký vào năm ngoái khiến các doanh nghiệp trong ngành xôn xao. Mới đây nhất, ông Trường hồ hởi kể về hợp đồng xuất khẩu 5 năm đưa sản phẩm tới đảo Reunion Island thuộc Pháp để xây dựng đường cao tốc. Những chuyến hàng đầu tiên trong hợp đồng sẽ cập cảng để phục vụ khởi công dự án này vào tháng 9/2014. Lãnh đạo Vissai sẽ có mặt tại sự kiện quan trọng này.
Ông Trường bảo, điều làm ông và Ban lãnh đạo Vissai thấy vinh dự hơn cả là Vissai đã vượt qua được nhiều nhà cung cấp xi măng lớn để được chọn làm nhà cung duy nhất cho Ciments de Bourbon thực hiện dự án đường cao tốc quan trọng này.
“Vissai không xuất khẩu bằng mọi giá. Tập đoàn luôn chào giá bán xi măng không thấp hơn so với các đối thủ. Để chinh phục được khách hàng khó tính, thì năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và uy tín, kinh nghiệm của doanh nghiệp trên thương trường chính là thước đo chính, chứ không phải là giá thấp. Đây cũng là con đường mà Vissai đã, đang và sẽ kiên định đi theo”, ông Trường nói.
Tiếp tục chinh phục những đỉnh cao
“Để có được hợp đồng xuất khẩu sang Australia, thị trường được mệnh danh khó tính bậc nhất với một bản danh sách tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo, chúng tôi đã mất chẵn 2 năm”, ông Trường tiết lộ.
Nghe kể lại, suốt khoảng thời gian đó, sản phẩm của Vissai bị đem so sánh với sản phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí so cả với Tập đoàn SCG Cement của Thái Lan, thương hiệu lừng lẫy trong ngành vật liệu của Đông Nam Á. Khách hàng còn có lúc tỏ ra nghi ngờ về năng lực sản xuất và cung ứng xi măng của doanh nghiệp Việt Nam.
“Vậy, Vissai đã thuyết phục khách hàng Australia bằng cách nào?”, tôi hỏi.
“Giờ xong rồi mới thú thật, cách mà Vissai chọn để chinh phục khách hàng khó tính này rất bình dị. Cement Australia vừa là nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối xi măng cho thị trường nội địa. Vì vậy, để họ không phải nghi ngờ gì về mình, đơn giản nhất là mời chuyên gia của họ sang Việt Nam, đề nghị các chuyên gia kỹ thuật tham dự điều hành sản xuất tại nhà máy Vissai”, ông Trường nói.
Khi trực tiếp làm việc tại nhà máy, tiếp cận hệ thống thiết bị của Vissai, các chuyên gia Australia đã nhận xét rằng, công nghệ, thiết bị, trình độ sản xuất xi măng của Vissai đạt độ “ổn định”. Với những người trong nghề, ai cũng hiểu rằng, điều kiện cao nhất với sản xuất xi măng là có được sự ổn định và Vissai đã được khách hàng hạng nhất công nhận
“Thành thực, mất 2 năm để có được bạn hàng mới, thị trường mới, nhưng với chúng tôi, đó là một bước ngoặt đầy ý nghĩa. Hơn ai hết, các chuyên gia Australia đã cảm nhận được tính 'thành thật' của chúng tôi khi chào hàng, khi giới thiệu về mình, đúng như những gì Vissai có. Và thay vì hợp đồng ngắn hạn mang tính thăm dò, họ đã ký với Vissai hợp đồng kéo dài trong 5 năm”, ông Trường kể tiếp.
Sau khi có được hợp đồng với Australia, Tập đoàn Vissai thực hiện tiếp kế hoạch đưa xi măng Vissai tới Mỹ. Kết quả đàm phán với khách hàng Mỹ như International Meterials Inc, rồi Lehigh Hanson - Heidelberg Cement Groupm, càng khiến Ban lãnh đạo Tập đoàn bất ngờ hơn.
“Cách đây 2 tháng, tôi có chuyến công tác tại Mỹ để đàm phán đưa xi măng vào thị trường này. Khi biết Vissai đang cung cấp sản phẩm cho Cement Australia - có trụ sở tại: 18 Station Avenue, Darra, Qld 4076 PO Box 1034, Sumner Park, Qld 4074. (Australia), khách hàng Mỹ đã rất ngỡ ngàng”, ông Trường vui vẻ kể.
Sau sự ngỡ ngàng, khách hàng cử đoàn chuyên gia từ các nước sang Việt Nam, khảo sát trực tiếp tại các nhà máy của Vissai. Chuyến đi ấy cũng đồng nghĩa với việc, họ thừa nhận Vissai là một nhà cung cấp xi măng đáng tin cậy. Có thể nói, thị trường Mỹ đang nằm trong tầm tay.
Giờ thì kế hoạch đưa xi măng Việt Nam đến nhiều công trình lớn trên thế giới của Vissai đã không còn là tham vọng mơ hồ. Ông Trường và các cộng sự đã và đang thực hiện rất tốt kế hoạch đã định trên hành trình hơn 10 năm tạo dựng doanh nghiệp và thương hiệu Vissai.
Quan điểm kinh doanh bền vững từ người đứng đầu với nhiều tâm huyết chính là một “vũ khí” để Vissai kéo thêm được những cộng sự nhiệt tình, đã từ chối không ít cơ hội để đến với Vissai và hiện giờ họ đều giữ vị trí quan trọng trong Tập đoàn.
Đó là Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Ngọc Oánh, một con người sắc bén và kiên định nhưng cũng rất am hiểu và nhanh nhạy với việc triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động cho toàn Tập đoàn. Đó là Phó tổng giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu Nguyễn Tiến Đạt, luôn giữ vai trò là người đàm phán trong các giao dịch, ký kết hợp đồng, kết nối, đưa xi măng Vissai vươn xa ngoài lãnh thổ Việt Nam… Vissai sẽ khó có được như hôm nay, nếu thiếu những cánh tay đắc lực đó.
“Vissai đang tìm đến những công trình có giá trị và đòi hỏi cao, nơi mà cạnh tranh của Thái Lan, Trung Quốc hay Nhật Bản… không làm chúng tôi lùi bước, để cả thế giới phải thừa nhận rằng, con người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam dù trẻ, nhưng đủ sức và tài để đứng vững ở thị trường trường lớn”, ông Trường thẳng thắn.
Chợt nhớ tới câu chuyện được nghe kể về Vissai, khi tham gia đấu thầu với các doanh nghiệp lớn như Adelaide Brighton (Australia), Tập đoàn Pegase (Thụy Sỹ)... họ đều có chung nhìn nhận về trình độ công nghệ mới, đội ngũ cán bộ đủ sức, đủ tài của Vissai. Đặc biệt, nhiều người khẳng định, họ nhìn thấy tổng thể Vissai đang trong tâm thế luôn học hỏi và đòi hỏi một sự phát triển bền vững.
“Tôi đã làm việc với nhiều doanh nghiệp có tuổi đời cả trăm năm, nhưng chúng tôi đã chứng minh với họ rằng, trẻ không có nghĩa là thiếu năng lực”, ông Hoàng Mạnh Trường đã nói như vậy.
Tôi hiểu rằng, ông và Tập đoàn Xi măng Vissai đã chọn một con đường đi đầy thử thách, nhưng cũng đầy vinh quang.
Lăng kính Hoàng Mạnh Trường Quan điểm kinh doanh của ông là…? Nếu mình không thành thật, không đàng hoàng, không tâm huyết thì cả cuộc đời làm gì cũng thấy khó. Nhưng nếu mình làm thật, làm nghiêm túc, thì khó khăn sẽ có nhưng chỉ là ngắn hạn. Điều quan trọng nhất là khi đó doanh nghiệp sẽ có được lòng tin của khách hàng. Nếu không phải là đối tác này thì sẽ có những khách hàng khác… Nhiều người cho rằng, để kinh doanh bứt phá, đôi khi cũng phải liều… Thú thật tôi chưa liều bao giờ. Tất cả những gì Tập đoàn Vissai có được như hôm nay đều phải bắt đầu từ sự nghiên cứu thị trường bài bản, với sự tư vấn thận trọng từ các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế. Trong kinh doanh, với ông yếu tố nào là quan trọng nhất? Tôi không cho phép mình bị đói thông tin. Con người trên thế giới này ngày nào cũng phải ăn, uống, và khi chúng ta có thông tin thì ta biết, người nào đang đói và người nào đang khát để mình điều chỉnh và có kế hoạch phù hợp. Nhắc tới sự phát triển của thương hiệu Vissai, nhiều người nhắc tới sự tiến, lui của ông trong bóng đá. Nhiều người nghĩ, Vissai có được thương hiệu như hiện nay là nhờ đầu tư vào bóng đá? Nếu nói dùng đòn bẩy bóng đá để làm thương hiệu như nhiều người vẫn hiểu, đó là con đường tốt, thậm chí là rất tốt. Nhưng thực ra, Vissai lại đi con đường khác. Ninh Bình là một vùng trũng, tôi là người Ninh Bình, tôi yêu quê hương và tôi muốn đời sống văn hóa của tỉnh phát triển, đó là lý do tôi đổ tiền vào bóng đá. Còn Vissai trụ lại được trên thị trường xi măng, với hàng loạt thương hiệu đã khẳng định được tên tuổi trước đó như Vicem, hay các thương hiệu liên doanh Nghi Sơn, Chinfon, Phúc Sơn…, thì cái gốc để đứng vững vẫn phải là chất lượng, dịch vụ trước, trong và sau bán hàng tốt, gây dựng được mối quan hệ bạn hàng vững mạnh. Có được cái nền đó, mới là gốc rễ để chúng tôi làm những thứ khác ngoài xi măng. |
Hải Yến
-
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn -
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình -
Doanh nhân Đỗ Thị Thanh Hà: “Hãy làm điều tốt nhất vào ngày hôm nay” -
Anh hùng LLVT, doanh nhân Phan Văn Quý: Làm kinh tế cũng như trong quân sự, chọn thời cơ là vô cùng quan trọng
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số