-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Người dân hành hương về miền đất Tổ để tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên. |
Giữ gìn hồn cốt của dân tộc
Văn hóa Việt là một phần lịch sử dân tộc. Là người nghiên cứu lịch sử văn học - một bộ phận của văn hóa, nhà văn, GS. Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) luôn muốn tìm hiểu văn hóa Việt qua lịch sử nhiều ngàn năm, mà trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc Việt Nam lúc nào cũng đứng trước thử thách; để góp phần gìn giữ, khẳng định bản sắc văn hóa Việt, khởi đầu là đạo lý tìm về nguồn cội.
Theo GS. Phong Lê, trong bốn ngàn năm năm lịch sử, những thổ dân, cư dân bản địa đầu tiên xuất hiện và sinh sống trên dải đất hình chữ S đã có bản sắc riêng không lẫn vào những nước Đông Nam Á khác, càng không thể lẫn với người Trung Hoa, bởi họ có một nền văn hóa riêng, thường được biết đến qua những truyền thuyết trong lịch sử. Chẳng hạn, họ có những đường nét chạm trổ trên cơ thể như thuồng luồng, tục lệ ăn trầu... và có tiếng nói riêng.
“Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng, được giữ gìn ngàn năm không thay đổi. Tiếng Việt không giống tiếng Trung Hoa mà cũng chẳng giống bất kỳ tiếng nước nào khác. Tiếng ấy có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, nặng, ngã), véo von như hát. Cũng chính nhờ có tiếng nói đó, mới có thể lưu lại hồn cốt của dân tộc”, nhà văn Phong Lê nói.
Tục thờ cúng tổ tiên được được lưu truyền và gìn giữ ở Việt Nam, Trung Hoa, Hàn Quốc… Trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên và cả nước đều thờ Vua Hùng. Hằng năm, cứ đến ngày Giỗ Tổ, người Việt Nam, dù đang ở quê hương hay cách xa Tổ quốc muôn trùng, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên. Đây cũng chính là truyền thống đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, là ý thức nguồn cội, nét riêng của dân tộc Việt Nam.
Tìm sức mạnh từ nguồn cội
Dân tộc Việt Nam có một nền văn minh bản địa bốn ngàn năm, có tiếng nói riêng, có truyền thuyết và nhiều huyền sử, nhưng trong đó, có một ngàn năm Bắc thuộc.
“Một ngàn năm thừa đủ để xóa sạch mọi ký ức, mọi kỷ niệm của con người trong cõi đời này. Thế nhưng, ký ức dân tộc không lúc nào mờ nhạt hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc”, vị nhà văn lớn tuổi trầm ngâm.
Thử thách và khắc nghiệt là vậy, nhưng trong khoảng thời gian bốn ngàn năm ấy, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ để mất đi tiếng nói. Điều này đồng nghĩa, những huyền thoại, truyền thuyết của lịch sử được truyền tụng từ đời này sang đời khác, kể từ các đời vua Hùng và người Việt không lúc nào thôi quyết tâm khẳng định niềm khát khao khôi phục lại cương vực, địa cư và quyền tự chủ của đất nước.
Bốn ngàn năm sức mạnh Việt Nam còn là những dấu ấn không thể phai mờ của những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ. Một trong những nét đẹp đó là tinh thần cố kết cộng đồng.
Truyền thuyết kể lại rằng, Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Đồng bào con cháu vua Hùng đều có chung nguồn gốc. Hai chữ “đồng bào” gắn liền với câu chuyện Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng, nở trăm con; tình cảm đồng bào cũng vì thế mà thành một giá trị thiêng liêng.
Thời đại Hồ Chí Minh, sau Cách mạng tháng Tám (năm 1945) thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, là 9 năm kháng chiến trường kỳ với chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) chấn động địa cầu; và đại thắng mùa xuân năm 1975 vang dậy núi sông như một khúc khải hoàn ca.
Những trận quyết chiến trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đã cho thấy, lòng yêu nước đã tạo nên sức mạnh dân tộc, thành một phản ứng tự vệ mang tính bản năng của người Việt. Xương chất thành núi, máu chảy thành sông, nên phải không phải vô cớ mà hai chữ “đồng bào” lại cố kết chặt chẽ như thế.
“Trong suốt hàng ngàn năm chiến tranh, nhiều quốc gia lớn mạnh hơn chúng ta nhiều lần cả về sức mạnh quân sự, tiềm lực kinh tế, nhưng đều thua cuộc khi đối mặt với nhân dân Việt Nam. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó”, nhà văn Phong Lê khẳng định.
Sự giao thoa của các nền văn minh tiên tiến
Không phủ nhận, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và có mối quan hệ bền chặt với khu vực Đông Nam Á và cả Đông Bắc Á, vì vậy, văn hóa Việt Nam được kết hợp bởi những tinh hoa của cả Đông Bắc Á lẫn Đông Nam Á.
Nhà văn Phong Lê luôn có một niềm tin khi cho rằng, những điều thuộc về phẩm chất ưu tú thì luôn được chắt lọc và giữ lại, chỉ loại bỏ những điều không thích hợp và thích nghi được.
Trong thời kỳ hội nhập cũng vậy, Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới, có thể trao đổi văn hóa dân tộc, giao lưu hiểu biết lẫn nhau, nhưng không thể đánh mất bản sắc riêng.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và trở thành yếu tố nguồn cội, nền tảng quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn, giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tính tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, đấu tranh bảo vệ tổ quốc... Vì thế, Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Có lẽ, trên thế giới, không ở đâu mà cả nước cùng chung một ngày giỗ tổ tiên như ở Việt Nam. Đó chính là đạo hiếu thờ cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên, là đạo lý uống nước nhớ nguồn, là tinh thần đoàn kết, tự hào, tự tôn dân tộc. Vì vậy, dù ở trong hay ngoài nước, mỗi người dân Việt Nam đều thực hiện nghi thức Giỗ tổ Hùng Vương.
Nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp cùng các hội đoàn, đại sứ quán tổ chức Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 tại Lào (vào ngày 5 - 6/4), Thái Lan (7/4), Nhật Bản và Ba Lan (14/4) và Canada (30/4).
Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu được tổ chức lần đầu tiên năm 2018 tại 4 nước: Nga, Cộng hòa Séc, Hungary và Đức. Đây là dự án văn hóa - xã hội phi lợi nhuận nhằm bảo tồn và quảng bá rộng rãi văn hóa phi vật thể tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nước ngoài, gắn kết sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; kết nối, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới...
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024