Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
100 năm trước, con người đã bay như thế nào?
Bá Thư - 17/06/2014 08:14
 
Ngày 18/6/2014 này là tròn 100 năm kể từ khi Công ty Lawrence Sperry giới thiệu tới công chúng chiếc máy lái tự động đầu tiên - đánh dấu sự ra mắt của một trong số các tên tuổi lâu đời nhất thế giới trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ - Honeywell Aerospace.
TIN LIÊN QUAN

Trên thực tế, ở nhiều nước, cái tên Honeywell hay Honeywell Aerospace có vẻ ít được biết đến so với Hãng hàng không nổi tiếng Airbus. Nhưng chính Honeywell Aerospace với bề dày và sức sáng tạo của mình, là đối tác lớn nhất cung cấp động cơ cho Airbus, góp phần làm nên tên tuổi của một trong những hãng hàng không lâu đời nhất thế giới này.

Một thế kỷ trước, ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ đã được nhen nhóm bởi cái tên Sperry.

Năm 1910, Công ty Sperry đã phát triển một phương tiện bay có thể kiểm soát - được coi như chiếc "máy bay ổn định" đầu tiên. Ý nghĩa của nghiên cứu này là con người đã kiểm soát được phương tiện bay thay, vì một vật thể bay không dừng.

Được phát triển bởi thiên tài sáng tạo Elmer Sperry, thiết bị này lần đầu tiên được trình diễn bởi  con trai của Sperry, tên là Lawrence, trong cuộc thi An toàn bay của Pháp vào tháng Sáu năm 1914.

  Chuyến bay lịch sử của Lawrence Sperry ngày 18/6/1914  
  Chuyến bay lịch sử của Lawrence Sperry ngày 18/6/1914  

Và chính ngày 18/6/1914 đó - khi Lawrence Sperry giới thiệu thiết bị bay tự động có khả năng kiểm soát ra thế giới - đã trở thành dấu mốc khởi đầu đầy tự hào của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, với cái tên Honeywell Aerospace. Để rồi, nhiều thập kỷ sau này và đến nay, toàn thế giới từng bước được hưởng thành quả của các chuyến bay quân sự, dân sự, thương mại ngày càng an toàn, hiệu quả, thông qua hàng trăm sáng kiến của ​​Honeywell.

Có thể điểm lại những bước tiến của Honeywell Aerospace qua từng giai đoạn lịch sử kể từ bước khởi đầu đó.

Những năm 1920,  các công ty của  Honeywell đã ghi những mốc son không thể quên của lịch sử hàng không, với hai sự kiện được xếp vào hàng những thành tựu lớn nhất trong thập kỷ này. Đó là chuyến bay lịch sử của Charles Lindbergh qua Đại Tây Dương vào năm 1927 và  chuyến bay của Jimmy Doolittle năm 1929.

Doolittle đã cất cánh trong sương mù dày đặc, trong một máy bay NY-2 cánh kép từ phi trường Mitchell, Long Island. Chiếc máy bay đã lượn quanh và hạ cánh an toàn bằng công nghệ của Sperry Gyro Horizon và Sperry Directional Gyro.

Bước sang thập kỷ tiếp theo, các công ty của Honeywell trở nên bận rộn hơn, với chuyến bay Bendix Air xuyên lục địa vào năm 1931, sử dụng một đường chân trời nhân tạo, giúp các phi công hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu hoặc ban đêm. Cho đến nay, các thiết bị vận dụng công nghệ này vẫn liên tục được phát triển và có mặt tất cả các máy bay lớn, nhỏ với mức độ ngày càng hiện đại, được điện tử hóa.

Những năm 1940, sự kiện Thế chiến lần thứ II vô tình trở thành động lực để ngành công nghệ hàng không đạt đến những tiến bộ chưa từng có. Honeywell Aerospace và các công ty con đã đóng một vai trò quan trọng trong các cải tiến nâng cao hiệu suất của máy bay quân sự, đặt nền móng cho sự bùng nổ của ngành hàng không dân sự sau này.

Từ những năm 1950 đến 1960, sau Thế chiến thứ II, Honeywell Aerospace và các công ty con của mình tiếp tục cuộc chinh phục các giới hạn không gian, với hàng loạt công nghệ mà đỉnh điểm của nó là dự án đưa con người lên mặt trăng vào cuối thập kỷ này.
Cùng với đó, dịch vụ du lịch hàng không thương mại cũng đạt được những thành tựu đáng kể với dấu mốc quan trọng là việc lắp đặt các hệ thống động cơ phụ (APU) dòng Garrett 84 trên các máy bay Boeing 727 vào năm 1963.

  Honeywell Aerospace với một thế kỷ công nghiệp hàng không  
  Hệ thống radar dự báo thời tiết 3D IntuVue nâng cao khả năng nhận biết tình huống trên máy bay của phi công  

Kể từ đó, thập kỷ 70, 80 của thế kỷ 20, Honeywell Aerospace liên tục giới thiệu những mẫu động cơ mới với nhiều tính năng, như động cơ phản lực cánh quạt TFE731 lần đầu tiên dành cho máy bay phản lực, phục vụ mục đích kinh doanh.

Trong giai đoạn này, các tên tuổi như Garrett AiResearch đã sáp nhập với Signal Oil & Gas, sau đó hợp nhất với  Allied để trở thành AlliedSignal vào năm 1985.

Trong khi đó, Honeywell mua Sperry Aerospace vào năm 1986 và Honeywell Aerospace tiếp tục có những đóng góp lớn cho chương trình không gian của Hoa Kỳ, điển hình là hệ thống hướng dẫn, kiểm soát và thông tin liên lạc cho các tàu con thoi (bay năm 1981).

Đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn trong chuyến bay, các kỹ sư Honeywell Aerospace là những người tiên phong trong việc phát triển Hệ thống cảnh báo tiếp đất tiên tiến (EGPWS) vào năm 1996 từ hệ thống cảnh báo tiếp đất đầu tiên (GPWS) kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Những năm 2000 - khi nhân loại bước sang thế kỷ 21, cũng là lúc Honeywell Aerospace mới bước vào thiên niên kỷ mới với một trong những danh mục đầu tư lớn nhất đối vào ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, các hệ thống, các sản phẩm và dịch vụ và uy tín để phát triển các giải pháp sáng tạo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống radar dự báo thời tiết 3D IntuVue nâng cao khả năng nhận biết tình huống trên máy bay của phi công đồng thời giúp đưa ra quyết định chính xác hơn trong điều kiện thời tiết bất lợi được giới thiệu vào năm 2008 và nâng cấp hoàn thiện vào năm 2012. Hệ thống này chính là sản phẩm được phát triển từ hệ thống radar thời tiết RDR-1 trên máy bay đầu tiên trên toàn thế giới, cho phép phát hiện các vùng thời tiết nhiễu động, mưa đá và sét lên tới 10 phút trước khi tiếp cận các cơn bão trên hành trình bay từ mặt đất tới độ cao 60.000 feet (khoảng 18.000 mét) và rộng tới 320 hải lý.

Sự kết nối đã trở thành một khẩu hiệu của Honeywell trong những năm 2000 giữa cơ trưởng, phi hành đoàn và hành khách với thông tin liên lạc trên không tốc độ cao. Năm 2008, Honeywell Aerospace hồi đáp các cuộc gọi bằng cách sử dụng công nghệ mua lại EMS trong năm 2011 và hình thành một thỏa thuận với Inmarsat vào năm 2012, đưa công ty trở thành một lực lượng hàng đầu về phát triển kết nối đầy đủ trong các máy bay.

Cho đến nay, nhìn lại quá trình các công ty sáng tạo kết tinh, quy tụ với nhau trong thế kỷ trước để hợp thành Honeywell với ngành hàng không vũ trụ có bề dày như hiện nay, có thể thấy Honeywell Aerospace đã tạo nên những thay đổi diệu kỳ kể từ chuyến bay lịch sử của Lawrence Sperry năm 1914.

Nhưng nói như một kỹ sư của Honeywell Aerospace, có một điều không hề thay đổi sau cả một thế kỷ qua, đó là cam kết của Honeywell Aerospace về áp dụng công nghệ hàng đầu, nhằm tạo ra những giải pháp tốt nhất cho khách hàng, vì một thế giới tiện nghi hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn.

 

  Bà Mai Trang Thanh, Chủ tịch Honeywell Khu vực Đông Dương  
  Bà Mai Trang Thanh, Chủ tịch Honeywell Khu vực Đông Dương   

Honeywell là một tập đoàn đa công nghệ hàng đầu được xếp hạng trong danh sách Fortune 100, cung cấp cho khách hàng toàn cầu các sản phẩm và dịch vụ hàng không vũ trụ; các công nghệ điều khiển cho tòa nhà, nhà riêng, và nhiều ngành công nghiệp, tua-bin tăng áp động cơ và vật liệu chuyên dụng.

Honeywell hoạt động với hai văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp cung cấp các công nghệ và dịch vụ cho các thị trường quan trọng từ xăng dầu, tới ô tô và hàng không vũ trụ với bốn nhóm ngành kinh doanh của Honeywell, đó là Nhóm Hàng không vũ trụ, Nhóm các Giải pháp Điều khiển và Tự động hóa, Nhóm Công nghệ và Vật liệu chuyên dụng, và nhóm Hệ thống Giao thông vận tải.

Với hơn 6.000 khách hàng là các doanh nghiệp, thương nghiệp và các nhà vận chuyển trong từng khu vực, Honeywell là công ty đi đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Chúng tôi đem lại cho hành khách các chuyến bay an toàn hơn và thoải mái hơn, cũng như giúp tăng cường hiệu quả và năng suất cho các nhà sản xuất máy bay, các hãng hàng không, nhà khai thác, các dịch vụ quân sự, và các nhà thầu quốc phòng và hàng không.

Tại Việt Nam, chúng tôi thiết lập mối quan hệ đối tác vững mạnh với Việt Nam Airlines. Chúng tôi cung cấp cho Việt Nam Airlines các dịch vụ sửa chữa đại tu các thiết bị điện tử hàng không, thiết bị nguồn và động cơ phụ cho máy bay.

Với việc lần đầu tiên tổ chức trình diễn Auto Pilot bởi Lawrence Sperry vào tháng Sáu năm 1914, Honeywell Aerospace và các công ty con, bao gồm Sperry, Bendix, Garrett, AiResearch, Pioneer, Lycoming, Grimes, King, AlliedSignal, và EMS Technologies, đã khẳng định vị trí dẫn đầu trong tiến bộ hàng không cả về ứng dụng quân sự và dân sự trong vòng 100 năm qua.

Chúng tôi tự hào đứng trong hàng ngũ các tên tuổi lớn nhất trong lịch sử hàng không.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư