
-
Đà Nẵng công bố loạt quyết định về công tác cán bộ
-
Quản lý cán bộ theo vị trí việc làm, đổi mới tuyển dụng công chức
-
Tăng tốc tăng trưởng GRDP
-
Cấp tỉnh được phân cấp cho cấp xã thực hiện dự án PPP
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 14,3% sau 6 tháng năm 2025 -
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, ước tính 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 63,24 tỷ USD, tăng 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 160,39 tỷ USD (chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 13,4%.
![]() |
. |
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 11 tháng ước đạt 216,82 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 86,63 tỷ USD, tăng 12,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 130,19 tỷ USD, tăng 12,3%.
Như vậy, sau 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt trên 440 tỷ USD, một mức khá cao.
Năm ngoái, Việt Nam đã đạt kỷ lục 400 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm nay, con số đã tiến gần hơn tới mốc 500 tỷ USD. Nhiều khả năng, năm 2019, nền kinh tế Việt Nam có thể cán mốc xuất khẩu 500 tỷ USD.
Quay trở lại với tình hình xuất nhập khẩu của nền kinh tế, theo Tổng cục Thống kê, điện tử, máy tính và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, với 46,1 tỷ USD, tăng 11,5%; hàng dệt may đạt 27,8 tỷ USD, tăng 17,4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27 tỷ USD, tăng 13,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD, tăng 28,6%; giày dép đạt 14,5 tỷ USD, tăng 9,9%.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá. Cụ thể, thủy sản đạt 8 tỷ USD, tăng 6,1%; rau quả đạt 3,5 tỷ USD, tăng 11,6%; cà phê đạt 3,3 tỷ USD, tăng 2,9% (lượng tăng 23%); gạo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 16,8% (lượng tăng 4,8%)….
Trong khi đó, về nhập khẩu, một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn trong 11 tháng là điện tử, máy tính và linh kiện - đạt 38,7 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng - đạt 30,7 tỷ USD, giảm 0,7%; điện thoại và linh kiện - đạt 14,4 tỷ USD, giảm 0,8%; vải đạt 11,8 tỷ USD, tăng 13,6%; sắt thép - đạt 9,2 tỷ USD, tăng 10,2%...
Cũng theo Tổng cục Thống kê, thì cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 10/2018 xuất siêu 770 triệu USD. Trong khi đó, tháng 11 ước tính nhập siêu 400 triệu USD. Tính chung 11 tháng xuất siêu 6,8 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 23,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 30,2 tỷ USD.
-
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển -
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản -
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh -
Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị -
6 tháng đầu năm 2025, GRDP Quảng Ninh tăng trưởng 11,03% -
Hưng Yên công bố bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Donald Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho Việt Nam
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025