Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
150 thương nhân được phép xuất khẩu gạo
Thanh Tân - 10/09/2013 21:15
 
Chiều 10/9, tại TP.HCM, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Chạy đua tham gia xuất khẩu gạo

Tại Hội nghị, ) ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục xuất khẩu gạo (Bộ Công Thương) đã công bố Quyết định số 6139/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành ngày 28/8/2013.

Quy hoạch xác định mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015 là kiện toàn, ổn định số lượng tối đa 150 đầu mối thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
Quy hoạch
thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Về các tiêu chí quy hoạch để được kinh doanh xuất khẩu gạo, Quy hoạch đề ra 3 tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận gồm: kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo phải nằm trên địa bàn các địa phương trong quy hoạch; và ưu tiên thương nhân có vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa.

Đồng thời, Quy hoạch cũng đề ra các tiêu chí, điều kiện để được duy trì Giấy chứng nhận, bao gồm thành tích xuất khẩu và vùng nguyên liệu, hợp tác, liên kết, đặt hàng với người sản xuất lúa.

Ngoài ra, Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp cụ thể và phân công các công việc mà các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân xuất khẩu gạo cần triển khai để thực hiện Quy hoạch.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về quy trình cấp Giấy chứng nhận theo Quy hoạch được phê duyệt, ông Phan Văn Chinh cho biết, Bộ Công Thương đã có công văn số 7783/BCT-XNK ngày 29/8/2013 gửi Sở Công Thương các địa phương liên quan đề nghị tiến hành kiểm tra, xác nhận cho tất cả các thương nhân theo quy định của Thông tư số 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/2/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kho chứa thóc và Cơ sở xay, xát thóc gạo, kể cả các thương nhân đã gửi hồ sơ về Bộ trước đó.

Trên cơ sở tổng hợp số lượng hồ sơ nhận được, Bộ Công Thương xem xét, phân loại, cấp Giấy chứng nhận cho các thương nhân theo các tiêu chí quy hoạch. Trường hợp số lượng hồ sơ hợp lệ vượt quá số chỉ tiêu được cấp thì công bố và thực hiện cấp theo thứ tự trên cơ sở các tiêu chí ưu tiên (vùng nguyên liệu, liên kết với người sản xuất, kinh nghiệm xuất khẩu...).

“Trong trường hợp đã cấp đủ số lượng 150 đầu mối theo Quy hoạch, Bộ Công Thương sẽ tạm dừng việc xem xét hồ sơ đề nghị của thương nhân. Khi có thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương sẽ xem xét, cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân có hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và Quy hoạch này”, ông Phan Văn Chinh cho biết.

Chủ trì Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, ngay trong tháng 9, tháng 10 tới, Bộ Công thương sẽ tiến hành triển khai quy hoạch doanh nhân xuất khẩu gạo theo Quy hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt.

“Trong chỉ đạo của Chính phủ, một tiêu chí mới mà Chính phủ uy tiên xem xét thương nhân xuất khẩu gạo, đó là việc các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải có lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu. Đây là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu thực tế. Ban đầu thực hiện ngay việc này thì hơi khó cho doanh nghiệp, nhưng đây chỉ là tiêu chí, còn lộ trình thực hiện thế nào, từ năm 2014 và những năm tiếp theo Bộ Công thương sẽ phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đối mặt nhiều rủi ro
Trung Quốc đang trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Song doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo sang thị trường này đang đối...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư