
-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật
-
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng -
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
Báo cáo mới đây của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cho thấy, đang có sự gia tăng mạnh về số lượng thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Đáng chú ý là, có nhiều thương nhân ở những địa phương không có lúa gạo hàng hóa xuất khẩu cũng muốn được tham gia xuất khẩu gạo. Bộ Công thương cho rằng, đầu tư theo phong trào như vậy sẽ dẫn tới khó khăn trong điều hành, quản lý đầu mối xuất khẩu gạo.
Đến nay, đã có 100 thương nhân được cấp giấy chứng nhận 5 năm và có khoảng 40 thương nhân khác đang chờ được xem xét cấp giấy chứng nhận.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay và những năm tới, mỗi năm, Việt Nam sản xuất bình quân được 42 - 43 triệu tấn thóc. Sau khi trừ đi lượng thóc, gạo tiêu dùng trong nước, chỉ còn khoảng 7,5 triệu tấn gạo cân đối cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo hiện phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Chỉ có Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sản xuất lúa gạo xuất khẩu và tập trung ở các tỉnh là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang.
Bộ Công thương cũng đưa cảnh báo về hiện tượng, nhiều thương nhân đã và đang đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay xát để tham gia xuất khẩu gạo. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, sẽ dẫn tới cuộc đua đầu tư về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện kinh doanh. Hệ quả là, kho chứa, công suất xay xát sẽ vượt quá nhu cầu thực tế sản xuất, kinh doanh, gây lãng phí cho đầu tư xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Số liệu thống kê từ Bộ Công thương cho hay, trước năm 2010, công suất kho chứa thóc, gạo cả nước chỉ đạt gần 2,63 triệu tấn, nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 4,4 triệu tấn và tới cuối năm 2013 sẽ có thể đạt gần 6,4 triệu tấn, tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cả nước hiện chỉ có ít thương nhân có kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến gạo phục vụ xuất khẩu nằm ngoài khu vực nói trên, gồm Hưng Yên (2), TP.HCM (2), Tây Ninh (1) và một số cơ sở ở Thái Bình.
Đáng chú ý là, trong khi phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc xây dựng kho chứa, cơ sở xay xát để được tham gia xuất khẩu gạo, thì không ít thương nhân hạn chế về năng lực thương mại, không tiếp cận được thị trường, bạn hàng, không có chiến lược xuất khẩu phù hợp... Vì vậy, Bộ Công thương đã phải thu hồi giấy chứng nhận của 3 doanh nghiệp do không xuất khẩu trong 12 tháng liên tục theo quy định của Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Trong số 100 thương nhân được cấp giấy chứng nhận kỳ hạn 5 năm, năm 2011 chỉ có 69 doanh nghiệp xuất khẩu đạt từ 10.000 tấn trở lên, với tổng lượng gạo được xuất khẩu chiếm 95,1% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Năm 2012, chỉ còn 68 doanh nhân có mức xuất khẩu đạt trên 10.000 tấn, với lượng gạo xuất khẩu chiếm 92% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Cũng để kịp thời định hướng cho thương nhân sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, Bộ Công thương đã đề xuất phương án quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo mới. Theo đó, ngoài các thương nhân đã được cấp giấy chứng nhận có hiệu lực 5 năm theo quy định của Nghị định 109/2010/NĐ-CP, các thương nhân chỉ được xem xét cấp giấy chứng nhận khi có kho chứa xay xát đáp ứng điều kiện kinh doanh trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Tây Ninh. Tiêu chí nữa là đạt mức xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn gạo/năm, với kỳ xét hạng thành tích là 12 tháng.
Để có cơ sở tổ chức thực hiện, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về điều hành xuất khẩu gạo trong tình hình mới. Theo đó, sẽ tạm dừng việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Nghị định 109/2010/NĐ-CP, trừ những trường hợp đã có kho chứa, cơ sở xay xát trước ngày ban hành Chỉ thị.
Thanh Hương
-
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba
-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật
-
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
-
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng chân chính -
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng -
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025 -
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan -
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu