
-
TP.HCM khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hơn 1.900 tỷ đồng
-
Quảng Trị chấp thuận đầu tư dự án Cụm công nghiệp Gio Linh
-
Bến Tre đầu tư 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện
Trước đó, năm 2016, Hiệp hội nhà thầu Việt Nam (VACC) và Hiệp hội các nhà thầu Nhật Bản tại hải ngoại (OCAJI) - thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) đã ký bên bản ghi nhớ hợp tác, hứa hẹn những cơ hội lớn hơn
Chương trình kết nối lần này là nhằm hiện thực hoá mục tiêu tìm đối tác cũng phát triển, thực hiện dự án, mở ra cơ hội hợp tác cho nhà thầu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.
“Đây là sự khác biệt rõ nhất trong hoạt động của VACC nhiệm kỳ 2016-2020. Với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn trong ngành xây dựng Việt Nam như Vinaconex; Cotecons; Hòa Bình, Delta; Lilama... cho thấy các DN xây dựng Việt Nam đã phát triển, đủ sức thực hiện các dự án lớn, không còn yếu ớt như 10 năm trước. Thay vì chỉ ở vị trí thầu phụ, chúng tôi sẽ kết nối các DN này với các DN Nhật Bản để thực hiện dự án tại Việt Nam cũng như thực hiện các dự án tại các nước trong khu vực ASEAN như Campuchia, Malaysia...", ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch VACC cho biết.
![]() |
Có 17 doanh nghiệp Nhật Bản và hơn 20 doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng Việt Nam tham gia buổi kết nối hợp tác đầu tư |
Theo ông Hiệp, sau 30 năm mở cửa và có những hợp tác ban đầu, đến nay, doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã không ngừng phát triển, lớn mạnh. Từ chỗ chỉ là các nhà thầu phụ cho Nhật Bản thì nay các doanh nghiệp Việt Nam đã làm Tổng thầu, thực hiện được những công trình lớn như toà nhà Landmark 81 (đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP. HCM), cao nhất Việt Nam và cao thứ 10 thế giới, hàng loạt doanh nghiệp xây dựng trưởng thành nhanh chóng, có những doanh nghiệp Việt Nam đã đạt doanh thu tới 2 tỷ USD/năm.
Không chỉ lớn mạnh về lực lượng, về trang thiết bị mà doanh nghiệp ngành xây dựng của Việt Nam cũng có những thay đổi về cơ chế sở hữu. Trước đây, các doanh nghiệp xây dựng mạnh đều là các doanh nghiệp có nguồn vốn của Nhà nước, do Nhà nước chi phối thì hiện nay, các doanh nghiệp mạnh nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam lại thuộc sở hữu tư nhân. Đây là một trong những cơ chế thuận lợi cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp xây dựng của 2 bên Nhật Bản – Việt Nam.
![]() |
Các cuộc kết nối được thực hiện song song giữa doanh nghiệp hai bên |
Sáng kiến của MLIT và phối hợp của VACC được kỳ vọng sẽ giúp kết nối kinh doanh thành công giữa doanh nghiệp Việt NAm và Nhật Bản. Trong đợt kết nối lần này, có 17 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia. Tại buổi kết nối, các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ công nghệ, kỹ thuật, bí quyết trong lĩnh vực xây dựng của mình và tìm hiểu, đàm phán, hợp tác thực hiện những dự án tại Việt Nam.
Ông Yoshimura, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, MLIT cho biết, 17 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia kết nối lần này đang sở hữu những công nghệ, kỹ thuật ưu việt trong lĩnh vực xây dựng tại Nhật Bản. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xây dựng tại Nhật Bản thì đây là những doanh nghiệp đi tiên phong và cũng có nhiều thành quả tốt trong xây dựng tại Nhật Bản.

-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng -
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện -
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch -
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha -
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại