Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Doanh nghiệp Việt không muốn chỉ làm thầu phụ
Khánh Linh - 18/12/2016 09:24
 
Các nhà thầu lớn Việt Nam đang kỳ vọng sẽ trở thành đối tác trong nhiều dự án của nhà thầu Nhật Bản tại Việt Nam và cả các nước trong khu vực ASEAN.

Bản ghi nhớ hợp tác mà Hiệp hội nhà thầu Việt Nam (VACC) và Hiệp hội các nhà thầu Nhật Bản tại hải ngoại (OCAJI) - thuộc Hiệp  hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) vừa ký kết đang hứa hẹn những cơ hội lớn hơn cho nhà thầu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Theo cam kết, VACC sẽ là đầu mối kết nối các nhà thầu Nhật Bản với nhà thầu Việt Nam khi thực hiện các dự án tại Việt Nam. Đặc biệt, mục tiêu của việc kết nối không dừng lại ở việc tìm kiếm các nhà thầu phụ của doanh nghiệp Nhật Bản mà là tìm đối tác cũng phát triển, thực hiện dự án.

.
Hơn 30 doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đã có mặt tại buối ký Biên bản ghi nhớ giữa VACC và OCAJI - JBAV

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch VACC cho biết, đây là sự khác biệt rõ nhất trong hoạt động của VACC nhiệm kỳ 2016-2020.

“Nhiều doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã phát triển, đủ sức thực hiện các dự án lớn, thay vì chỉ ở vị trí thầu phụ như trước. Chúng tôi sẽ kết nối các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp Nhật Bản để thực hiện dự án tại Việt Nam cũng như thực hiện các dự án tại các nước trong khu vực ASEAN như Campuchia, Malaysia... Vào ngày 23/12 tới, cuộc làm việc đầu tiên giữa Tập đoàn Teisei (Nhật Bản) và một doanh nghiệp Việt Nam sẽ bắt đầu cách thực hợp tác này”, ông Hiệp nói.

Trong nhiệm kỳ hoạt động này của VACC, nhiều tên tuổi lớn trong ngành xây dựng đã tham gia, như Lilama, Hòa Bình, Delta, Cotecons...

Đặc biệt, VACC đang lên danh mục các kiến nghị chính sách liên quan tới nhà thầu gửi tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

“Chúng tôi đang đề nghị các cuộc làm việc để kiến nghị cụ thể. Ví dụ như cần có giải pháp xử lý nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản. Để nghị phải có bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư. Nếu không cứ nợ đọng triển miên kéo dài, tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế lẫn từng nhà thầu cụ thể. Chúng tôi đề nghị chủ đầu tư nên thực hiện bảo lãnh 15-20% tổng giá trị dự án. Với các công trình bốn ngân sách, cần có cơ chế bảo lãnh ngân hàng. Sau khi công trình hoàn thành, nhà thầu hoàn tất hồ sơ quyết toán là ngân hàng thanh toán. Cơ chế này cũng sẽ giảm tiêu cực, nhũng nhiễu...”, ông Hiệp nói.

Ngoài ra, VACC cũng đang tính tới thực hiện xếp hạng nhà thầu, cung cấp thêm thông tin cho thị trường, chủ đầu tư... về năng lực, quy mô của các nhà thầu Việt Nam.

Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh
Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư