-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, so với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 6,8 %; vốn đăng ký giảm hơn 16%. So với quý trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4%; vốn đăng ký giảm 26,7 %.
Xét theo quy mô, vốn đăng ký tiếp tục xu hướng giảm. Cụ thể, mức vốn đăng ký bình quân của mỗi doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm là 5,05 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ (5,61 tỷ đồng) và giảm tới 19% so với quý 4/2012 (6,24 tỷ đồng).
Theo ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký cạnh tranh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp và số vốn đăng ký trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục xu thế giảm so với các quý trước. Điều này cho thấy doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất và kinh doanh.
Vẫn theo ông Mạnh, nhìn chung, phần lớn các địa phương đều có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới suy giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Đơn cử, TP.HCM trong 3 tháng đầu năm có hơn 5.300 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,8 % so với cùng kỳ; Hà Nội có 2.980 doanh nghiệp thành lập mới, giảm hơn 13%... Nhiều địa phương như Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái, Kon Tum… có lượng doanh nghiệp thành lập mới sụt giảm nhiều nhất, với số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm trên 35% so với cùng kỳ năm 2012.
Về cơ cấu theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, một số lĩnh vực truyền thống có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 20,5%). Kinh doanh bất động sản giảm gần 19%. Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm tới 34,7%. Thông tin và truyền thông giảm 29,5%; Xây dựng giảm 18,1%...
Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm nay cả nước có 2.272 doanh nghiệp giải thể, giảm 14% so cùng kỳ và giảm hơn 8% so với quý trước. Các địa bàn có nhiều doanh nghiệp giải thể là TP.HCM (692 đơn vị), Hà Nội (315 đơn vị), Thái Bình (185 đơn vị), Khánh Hòa (101 đơn vị)…
Trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 13.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tạm ngừng hoạt động là 3.567 đơn vị và ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế là 9.444 đơn vị); tăng hơn 26% so với cùng kỳ nhưng lại giảm 1,7% so với quý 4/2012.
Với 4.434 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý 1 năm nay, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về số doanh nghiệp ngừng hoạt động. Hà Nội đứng ở vị trí thứ 2 với 3.369 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Hải Phòng và Đà Nẵng có số doanh nghiệp ngừng hoạt động tương ứng là 457 đơn vị và 392 đơn vị đứng ở vị trí tiếp theo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đa số lĩnh vực kinh doanh truyền thống đều có số doanh nghiệp ngừng hoạt động gia tăng so với cùng kỳ năm 2012.
Cụ thể, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 5.970 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 11,5%). Lĩnh vực xây dựng có 2.296 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 17,6%). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.966 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 5,2%). Lĩnh vực dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có 942 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 22,3 %).
So với quý 1/2012, trong 3 tháng đầu năm nay nhiều lĩnh vực có số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng đột biến như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 134,4%; giáo dục và đào tạo tăng hơn 51%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng gần 548 %; kinh doanh bất động sản tăng 47,6%...
Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, số doanh nghiệp phá sản (đã hoàn thành thủ tục phá sản), ngừng hoạt động (đăng ký tạm thời đóng mã số thuế với cơ quan thuế) theo các báo cáo thống kê chính thức chỉ là “phần nổi” phản ánh thực trạng khó khăn của doanh nghiệp. Còn trên thực tế, số lượng doanh nghiệp thực sự khó khăn, đã tạm ngừng kinh doanh, thu hẹp sản xuất, không có thu nhập chịu thuế (hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ) còn lớn hơn rất nhiều.
Điểm sáng duy nhất về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 3 tháng đầu năm là số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động lên tới 7.645 đơn vị, chiếm 58% tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động cả nước. Trong đó, Hà Nội có tới 3.710 doanh nghiệp, TP.HCM có gần 2.000 doanh nghiệp, Đà Nẵng có 235 doanh nghiệp, Bắc Ninh có 212 doanh nghiệp, Thanh Hóa có 197 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mạnh Bôn
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu