
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Một số người cho rằng mua xe không cần tính chi phí, tôi không đồng ý với quan điểm này. Chiếc xe có thời hạn lưu hành, có định kỳ bảo dưỡng bảo trì, có phí nuôi xe. Chi phí cho xe gồm 3 phần cơ bản:
Khấu hao
Tính toán khấu hao mới có cơ sở để trả giá với người mua khi bán lại xe. Bằng không, người ta "chém xuống" bao nhiêu phải chịu bấy nhiêu mà không có cách nào chứng minh được "xe tôi có giá cao hơn thế".
Bảo dưỡng định kỳ và chi phí trích trước
20 kỳ bảo dưỡng đầu tiên chắc chắn không tốn bao nhiêu tiền. Bắt đầu từ kỳ thứ 21 trở đi (hơn 100.000 km), thợ hãng sẽ thông báo những linh kiện sắp đến kỳ thay thế bao gồm cả những thứ "khá nặng tiền" như lốp xe. Trừ phi là đại gia hoặc cậu ấm, nếu không chuẩn bị tiền để trả cho những chi phí này thì ngày nào đó xe của bạn sẽ "nằm đường" mà không hiểu tại sao. Nếu khoản này được bạn thực hiện không gián đoạn, người mua xe cũ của bạn sẽ nhìn thấy 2 chữ "uy tín" dù chúng không in trên mặt bạn.
Chi phí vận hành
Xăng dầu, rửa xe, gửi xe, bảo hiểm... cũng phải tính vì nó trực tiếp lấy ra từ chi phí cho sinh hoạt hàng ngày. Có người tính ra nuôi cái xe mất khoảng 5 triệu một tháng. Bạn chưa có gia đình và thu nhập chỉ 10 triệu một tháng, hoặc có gia đình và 2 đứa con thu nhập 30 triệu một tháng, bạn sẽ nuôi cái xe như thế nào ?
Xe là một phần của cuộc sống mà cuộc sống có ai không tính toán. Người không tính toán là không quan tâm tương lai của mình. Người có tính toán thì tương lai họ sẽ khá ung dung vì mọi thứ đều đã được chuẩn bị trước. Hai chữ "uy tín" không in trên mặt ai cả. Bạn không có uy tín với chính mình thì làm sao có uy tín với người khác.
Ví dụ, bạn có hẹn trước với ông A nhưng lúc sắp gặp ông A bạn lại có cuộc gặp đột xuất với ông B. Bạn sẽ ưu tiên ông A có hẹn trước hay ông B không có hẹn. Nếu bạn chọn ông B vì ông ấy là bố vợ, là cấp trên, là bạn bè thân thiết lâu ngày chưa gặp thì có phải là bạn mất uy tín với chính mình và với ông A không.
Tôi nghĩ chúng ta nên bỏ cái thói quen tùy tiện, tiện đâu xâu đó đi. Còn giữ thói quen này thì dù bạn có đi xe hơi siêu sang, bạn cũng chả văn minh hơn được. Mở rộng ra, nếu ai cũng như vậy thì cả xã hội có ôtô để đi cũng chả văn minh hơn khi đi xe máy.

-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort