
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Dù tình trạng thông quan vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ và chiếm 23,4% thị phần. |
Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 21,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9%, nhập khẩu ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu gần 2,8 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ 2019.
Riêng tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 16,9% so với tháng 4/2019 và giảm 18,9% so với tháng 3/2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 1,47 tỷ USD (giảm 14,7%), lâm sản chính khoảng 683 triệu USD (giảm 24,0%), thủy sản đạt 563 triệu USD (giảm 10,8%) và chăn nuôi đạt 41 triệu USD (giảm 27,7%),…
Hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều giảm kim ngạch, trừ cà phê, hạt điều, rau, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre,... Cụ thể: giá trị xuất khẩu cà phê đạt 1,1 tỷ USD (tăng 1,5%); hạt điều đạt 948 triệu USD (tăng 4,2%); rau đạt 203 triệu USD (tăng 5,0%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,22 tỷ USD (tăng 3,5%); mây, tre, cói thảm đạt 162 triệu USD (tăng 11,8%).
Những mặt hàng giảm nhiều như: Cao su đạt 383 triệu USD (giảm 31,1%), chè đạt 53 triệu USD (giảm 14,1%), hồ tiêu đạt 249 triệu USD (giảm 12%), quả đạt 952 triệu USD (giảm 19,6%), cá tra đạt 420 triệu USD (giảm 31,9%), tôm đạt 748 triệu USD (giảm 11,8%)…
Về thị trường xuất khẩu, tính chung 4 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ và chiếm 23,4% thị phần; tiếp đến là Hoa Kỳ ước đạt 2,78 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ và chiếm 23,33% thị phần; thị trường EU ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 10,75% thị phần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%, chiếm 9,0% thị phần; xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 7,1% và chiếm 10,49% thị phần.
Ở chiều ngược lại, tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 7,4 tỷ USD, giảm 9,1%.
Ngoại trừ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật, lúa mì, cao su và chăn nuôi có giá trị nhập khẩu tăng (lần lượt là +8,0%, +47,0%, +4,2% và +17,6%), các mặt hàng khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, phân bón giảm tới 21,0% (phân URE giảm 82,0%, DAP giảm 15,0%), thuốc trừ sâu giảm 18,3%, thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 19,7%, ngô giảm 33,1%, hạt điều giảm 13,9%, rau quả giảm 42,3%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 1,3%, thủy sản giảm 2,9%.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower