Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 04 tháng 05 năm 2024,
50 DN Ba Lan tới Việt Nam tìm cơ hội đầu tư
Hoàng Mai - 09/06/2014 07:08
 
Dẫn đầu đoàn hơn 50 doanh nghiệp Ba Lan sang tìm hiểu cơ hội đầu tư và thương mại với Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 14/6, bà Katarzyna Kacperczyk, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách lĩnh vực hợp tác kinh tế của Ba Lan khẳng định, đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp Ba Lan vươn tới các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt với đối tác truyền thống Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn hàng đầu của Mỹ tìm cơ hội ở Việt Nam
Quan chức cấp cao Exxon Mobil đến Việt Nam
Vinamilk lập công ty tiến vào thị trường Ba Lan
Doanh nghiệp Pháp chạy đua đến Việt Nam

Được biết, đây là chuyến tìm hiểu thị trường Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của các doanh nghiệp Ba Lan. Bà có thể cho biết mục đích và chương trình nổi bật của chuyến đi?

  Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan sang trang mới  
  Bà Katarzyna Kacperczyk, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách lĩnh vực hợp tác kinh tế của Ba Lan  

Theo nhận định của cá nhân tôi thì đúng là như vậy. Hơn 50 doanh nghiệp Ba Lan tham gia vào chuyến đi chủ yếu trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, công nghệ xanh, xử lý rác thải, sản xuất điện từ rác thải, khai mỏ và thiết bị khai khoáng… sẽ tìm kiếm đối tác cũng như cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Ba Lan tới Việt Nam lần này không chỉ nhằm mục đích mở rộng quan hệ thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả với khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Việt Nam) mà còn tìm kiếm cơ hội để đầu tư vào thị trường này dưới các hình thức đầu tư đa dạng.

Theo chương trình dự kiến, chúng tôi sẽ có những cuộc gặp gỡ với các cơ quan chức năng của Việt Nam và tổ chức hội thảo để gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm một diễn đàn kinh tế tại Hà Nội vào ngày 11/6 và một hội thảo đầu tư tại TP. HCM vào ngày 13/6).

Đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan vẫn còn rất khiêm tốn. Liệu chính phủ hai nước có kỳ vọng sẽ cải thiện được tình hình này trong tương lai gần?

Theo số liệu của chúng tôi, thì năm 2013, thương mại hai chiều Việt Nam - Ba Lan đạt 1,2 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan ước khoảng 1,1 tỷ USD và giá trị xuất khẩu (chủ yếu là từ các mặt hàng nông nghiệp, máy móc, thiết bị điện tử) từ Ba Lan sang Việt Nam rất khiêm tốn ở mức 150 triệu. Về số liệu đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Ba Lan tại Việt Nam, năm 2013 mới dừng ở con số 5 triệu USD.

Chúng tôi nhìn nhận Việt Nam vẫn thực sự là địa điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn khiêm tốn do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, kể từ khi nền kinh tế được chuyển đổi, Ba Lan chúng tôi có một thị trường trong nước rất tiềm năng và như vậy, các công ty Ba Lan tập trung chủ yếu cho thị trường trong nước.

Thứ hai, sau khi gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2004, các doanh nghiệp Ba Lan có nhiều cơ hội đầu tư và thương mại trong nội khối do có nhiều ưu đãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Ba Lan cũng chú trọng tới mở rộng đầu tư tới các nước láng giềng ở khu vực Đông A u do những thuận lợi về địa lý và những tương đồng với các nước lân cận này.

Tuy nhiên, một vài năm gần đây, các doanh nghiệp Ba Lan cũng đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chúng tôi nhận thấy, rất nhiều doanh nghiệp Ba Lan đã đầu tư ở những quốc gia xa hơn. Chúng tôi hoàn toàn tin rằng, Việt Nam cũng nằm trong những địa điểm đầu tư mà các doanh nghiệp Ba Lan đang hướng tới. Như vậy, chuyến đi này lần của chúng tôi sẽ giúp quảng bá hơn nữa hình ảnh của Việt Nam như là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp Ba Lan.

Theo bà, các doanh nghiệp Ba Lan có thế mạnh trong những lĩnh vực nào và lĩnh vực mà họ sẽ quan tâm để kết nối và mở rộng hoạt động sang Việt Nam trong thời gian sắp tới?

Như tôi đã nói ở trên, các doanh nghiệp Ba Lan có thế mạnh trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, đặc biệt họ muốn giới thiệu mô hình trại trang nhỏ sang Việt Nam. Bên cạnh đó là những doanh nghiệp Ba Lan hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực mỏ, cung cấp thiết bị khai thác mỏ, phát  triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, sản xuất và cung ứng thuốc và các thiết bị y tế.

Nhìn chung, chúng tôi khẳng định rằng, các doanh nghiệp Ba Lan có thế mạnh về công nghệ tiên tiến, về chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh để các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn và hợp tác.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư