
-
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung nhiều công trình, dự án tại Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng
-
Thúc động lực tăng trưởng đầu tư công
-
Hé lộ doanh nghiệp đề xuất hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 bằng vốn PPP
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai
-
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways -
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng”
Theo đó, dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái quy mô 4 làn xe, với vận tốc thiết kế 100km/h sẽ có tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng theo hình thức BOT. Thời gian thi công khoảng 3 năm và thời gian thu phí 25 năm.
Dự án có chiều dài khoảng 91,17km với điểm đầu dự án tại Km59+556,36 - nút giao Đoàn Kết, thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn; điểm cuối tại Km150+725,03 - giao đường tỉnh 335, trùng với điểm đầu dự án cầu Bắc Luân, thuộc địa phận TP Móng Cái. Dự án sẽ đi qua 5 địa phương, gồm: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái.
![]() |
Phối cảnh tổng thể dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. |
Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: hiện liên danh nhà đầu tư đã chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất hướng tuyến, quy mô dự án về cơ bản phù hợp. Sau khi Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến, liên danh nhà đầu tư sẽ hoàn thiện nghiên cứu dự án để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy. Sau đó tỉnh sẽ xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Trước đó, hồi đầu tháng 8/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao địa phương này là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đầu tư tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, thay thế cho phương án đề xuất giao Bộ GTVT thẩm quyền quyết định đầu tư và vận động vay vốn ODA Trung Quốc để thực hiện đầu tư như hồi giữa tháng 2/2016.
Hơn nữa lý do mà Quảng Ninh đưa ra là nếu vận hành thực hiện dự án tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đầu tư bằng nguồn vốn ODA sẽ rất lâu và không hoàn thành theo quy hoạch, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ là trước năm 2020.
Mặt khác, theo tính toán của Bộ GTVT thì tổng mức đầu tư cho dự án là 810 triệu USD và để giảm thiểu áp lực vay nợ nước ngoài và khả năng đáp ứng vốn cho dự án, Bộ này sẽ tiến hành phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I có tổng mức đầu tư 382,2 triệu USD, vừa khít với khoản tín dụng ưu đãi bên mua của China Eximbank (300 triệu USD), phần còn lại sử dụng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Liên quan đến đề xuất của Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã cho rằng, các điều kiện vay của khoản tín dụng 300 triệu USD chưa đủ ưu đãi để sử dụng cho dự án theo cơ chế cấp phát. Do vậy, chủ trương này của Bộ GTVT cần được cân nhắc kỹ hơn.

-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai -
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways -
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng” -
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư -
Gấp rút hoàn thiện thủ tục, phấn đấu khởi công Dự án Cảng Phù Cát trong tháng 8/2025 -
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải -
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt