
-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha -
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
Theo kế hoạch, tổng vốn đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của Hải Dương là 6.955,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn kế hoạch năm 2023 là 5.804,6 tỷ đồng, vốn kế hoạch năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 370,6 tỷ đồng, còn lại là vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 phân bổ cho dự án đầu tư công.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, 6 tháng đầu năm 2023, Tỉnh đã giải ngân được 1.784 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023, đạt 25,3% so với tổng kế hoạch vốn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt 25,8%, vốn ngân sách Trung ương 32,7%, vốn vay nước ngoài (ODA) và vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư chưa giải ngân.
Việc giải ngân vốn đầu tư công đến nay còn chậm là do vướng mắc về quy hoạch, hoàn thiện hồ sơ dự án; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai dự án còn chưa kịp thời. Một số nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu về tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng… Mặt khác, vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương chủ yếu từ nguồn thu sử dụng đất nhưng hiện tại thị trường bất động sản trầm lắng nên cấp huyện, xã không đủ nguồn vốn triển khai dự án theo tiến độ. Một số những vướng mắc trên đã là cản trở làm chậm thời gian triển khai dẫn đến chưa phân bổ hết kế hoạch vốn, tạo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch vốn đầu tư công 5 năm 2021-2025, Sở đề nghị các cơ quan được giao lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khẩn trương hoàn thành trước ngày 15/8. Định kỳ vào các ngày 8, 18 và 28 hằng tháng có báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đầu tư và phấn đấu rút ngắn ít nhất 50% thời gian thẩm định, trình phê duyệt dự án so với quy định.
Hiện nay, dự án đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Đồng Việt kết nối quốc lộ 37 (Chí Linh) đang được các đơn vị thi công gấp rút triển khai. Công trình có tổng mức đầu tư gần 470 tỷ đồng với chiều dài hơn 5 km, có vai trò kết nối hai tỉnh Hải Dương - Bắc Giang. Để bảo đảm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, các cơ quan, đơn vị cùng lúc thực hiện các phần việc theo chức năng nhiệm vụ. Khi vướng mắc về mặt bằng dần được tháo gỡ, liên danh nhà thầu thi công đã tập trung nhân lực, phương tiện ráo riết triển khai các mũi thi công.
Dự án trọng điểm trục Đông - Tây tỉnh Hải Dương đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 |
Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Chỉ huy trưởng công trường, hiện 3 nhà thầu đã huy động 80 công nhân, kỹ sư và 50 đầu máy gấp rút triển khai 9 mũi thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Theo hợp đồng ký kết, tháng 9/2024, công trình sẽ hoàn thành nhưng nếu quá trình thi công dự án như hiện nay thì chỉ khoảng tháng 5/2024 nhà thầu sẽ bàn giao. Dự án đã giải ngân được 18,4% tổng mức đầu tư.
Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Hải Dương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện công trình, dự án. Chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị để làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thi công. Để thúc đẩy giải ngân vốn, Ban Quản lý dự án đã rà soát, đánh giá cụ thể từng dự án, từ đó đề xuất phương án cụ thể nhằm tháo gỡ từng nút thắt trong quá trình triển khai.
Hải Dương đặt mục tiêu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt 95% trở lên. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư, đơn vị thi công cần tích cực hơn nữa phối hợp, rà soát công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, nâng cao tính chủ động trong triển khai dự án.
Tổng thu ngân sách ước đạt 9.136 tỷ đồng, bằng 96,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa đạt 7.476 tỷ đồng, bằng 91,2%. Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 7.447 tỷ đồng, bằng 99,0% cùng kỳ năm trước; trong đó, chi thường xuyên đạt 5.082 tỷ đồng, giảm 1,9%; chi đầu tư phát triển 2.356 tỷ đồng, tăng 0,8%.

-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Từ ngày 5/5, tăng phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện -
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha -
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort