
-
Ninh Thuận đang thẩm định hồ sơ Dự án Khu công nghiệp Cà Ná hơn 3.800 tỷ đồng
-
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng xây đường băng số 2 sân bay Phù Cát
-
“Cú hích” với dòng vốn đầu tư từ Mỹ
-
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung 115 công trình, dự án tại 5 quận, huyện
-
Đề xuất đầu tư cao tốc Mộc Châu - cửa khẩu Tây Trang trong giai đoạn 2026 - 2030 -
TP.HCM chọn được 46 khu đất với tổng diện tích 7.397 ha để làm TOD
Một điểm nhấn đáng chú ý trong số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2018, do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố. Đó là vốn FDI đăng ký mới đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với xu hướng giảm từ đầu năm tới nay.
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, 7 tháng qua đã có 1.656 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký cấp mới là 13,2 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2017.
![]() |
. |
Sự xuất hiện của các dự án FDI quy mô lớn, như Dự án Thành phố thông minh, vốn đầu tư 4,138 tỷ USD; hay Dự án Nhà máy Sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam, vốn đầu tư 1,201 tỷ USD; cũng như Dự án Lotte Mall Hà Nội, 600 triệu USD… đã góp phần quan trọng để vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam vượt qua con số đã đạt được của cùng kỳ năm trước.
Ngoài vốn đăng ký mới, 7 tháng qua, còn có 627 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,95 tỷ USD, bằng 84,2% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, còn có 3.331 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp gần 4,79 tỷ USD, tăng 53,3% so với cùng kỳ 2017.
Như vậy, tính chung trong 7 tháng từ đầu năm năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 22,94 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi đó, vốn giải ngân vẫn có xu hướng tích cực, đạt 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 7 tháng đầu năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất, với tổng số vốn đạt 9,63 tỷ USD, chiếm 41,95% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,69 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư đăng ký...
Nếu tính theo đối tác, Nhật Bản vẫn vững ngôi đầu bảng nhờ vào Dự án Thành phố thông minh của Tập đoàn Sumitomo. Tổng số vốn mà nhà đầu tư Nhật Bản đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong 7 tháng qua là 6,88 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư.
Trong khi đó. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,73 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư...

-
“Cú hích” với dòng vốn đầu tư từ Mỹ -
Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhà đầu tư giao thông đề xuất loạt ý tưởng đột phá -
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung 115 công trình, dự án tại 5 quận, huyện -
Đề xuất đầu tư cao tốc Mộc Châu - cửa khẩu Tây Trang trong giai đoạn 2026 - 2030 -
TP.HCM chọn được 46 khu đất với tổng diện tích 7.397 ha để làm TOD -
TP. Móng Cái: Xây dựng trung tâm logistics, thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh -
Hải Phòng: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nga và Singapore
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản