-
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM -
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế
Với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông 20%, ông có cho rằng, Việt Nam vẫn còn hấp dẫn trong thu hút FDI?
Việt Nam hiện là nước có mức thuế suất thuế TNDN phổ thông thuộc loại hấp dẫn nhất thế giới (thuế suất TNDN phổ thông bình quân trên thế giới là 27%). Trong khu vực, ngoại trừ Singapore và Hồng Kông có mức thuế suất thấp hơn Việt Nam (17% và 16,5%), tất cả các nền kinh tế khác đều có thuế suất thuế TNDN cao hơn.
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc tư vấn thuế Công ty TNHH Deloitte Vietnam. |
Nếu tính cả các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế theo ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, quy mô vốn, quy mô sử dụng lao động, khu công nghiệp, khu chế suất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thì thuế TNDN của Việt Nam vô cùng hấp dẫn.
Có thể nói, việc liên tục giảm thuế TNDN đồng thời với áp dụng đa dạng các loại ưu đãi miễn, giảm thuế góp phần rất lớn trong thu hút FDI trong 10 năm trở lại đây. Nhưng để thu hút FDI thế hệ mới có tính lan tỏa và giá trị gia tăng cao thì chỉ giảm thuế thôi là chưa đủ.
Nếu trừ đi các chính sách miễn, giảm thuế theo ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, quy mô…, thì thuế suất thuế TNDN phổ thông của Việt Nam chỉ vào khoảng 12-14%. Tuy nhiên, doanh nghiệp cho rằng, tổng số thuế họ phải nộp lên tới 38-40% thu nhập, thưa ông?
Sự khác nhau này nằm ở chỗ, doanh nghiệp chưa hiểu đúng, hiểu hết khoản chi phí nào được coi là hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế. Đối với khoản chi hợp lý, hợp lệ, muốn được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, thì doanh nghiệp phải có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được, thì khoản chi này không được coi là hợp lý, hợp lệ, khiến thu nhập chịu thuế tăng lên, số thuế phải nộp tăng lên. Vấn đề này không phải chỉ có doanh nghiệp FDI, mà doanh nghiệp nội địa, ngay cả doanh nghiệp quy mô lớn cỡ tập đoàn, tổng công ty cũng vướng phải.
Trước đây, doanh nghiệp được ưu đãi cái gì, mức độ ưu đãi bao nhiêu, ưu đãi trong thời gian bao lâu được ghi rõ trong giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp. Nhằm cải cách thủ tục hành chính, hiện giờ, doanh nghiệp được tự xác định các loại ưu đãi mà họ được hưởng, tự tính thuế, tự kê khai thuế và tự nộp thuế thông qua phương thức điện tử. Trong rất nhiều trường hợp, khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế xác định doanh nghiệp không đủ điều kiện được hưởng ưu đãi hoặc mức độ ưu đãi thấp hơn mức mà doanh nghiệp đã xác định, nên doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều hơn.
Tôi khẳng định rằng, thuế TNDN của Việt Nam thuộc hàng hấp dẫn nhất thế giới, còn số thuế nộp vào ngân sách nhà nước như doanh nghiệp tính toán lên tới 38-40% lợi nhuận là tính tất cả các loại thuế, phí, lệ phí khác, cả tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và cả số tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Ông nói rằng, để thu hút FDI thế hệ mới, thì thuế TNDN thấp chưa đủ sức hấp dẫn. Vậy còn cần những điều kiện gì nữa?
Khi vào siêu thị, trước cơ man hàng hóa, người tiêu dùng sẽ bị hấp dẫn ngay bởi những loại hàng hóa có mức giá thấp, màu sắc đa dạng, chủng loại phong phú. Nhưng họ sẽ chưa chịu móc hầu bao ngay, mà lựa chọn trong số đó những mặt hàng có chất lượng cao hơn, được sản xuất bởi doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường.
Tương tự, nước nào đưa ra mức thuế hấp dẫn; ngành nghề, lĩnh vực đầu tư phong phú và ít bị hạn chế; chính sách đầu tư đa dạng sẽ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào quốc gia có thể chế kinh tế rõ ràng, có quá trình thu hút đầu tư trong nhiều năm; là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao về môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn lựa chọn những quốc gia có thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; hạ tầng giao thông thuận lợi và đáp ứng được yêu cầu vận chuyển của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh… Như vậy, thuế suất thấp hấp dẫn nhà đầu tư tìm đến, nhưng các yếu tố thứ hai mới khiến nhà đầu tư có quyết định đầu tư hay không.
Ngoài nhà đầu tư chiến lược muốn làm ăn lâu dài, còn có rất nhiều nhà đầu tư chỉ bỏ vốn khi được hưởng ưu đãi, hết ưu đãi là chuyển vốn sang quốc gia khác có mức ưu đãi cao hơn. Theo ông, làm thế nào để giữ chân những nhà đầu tư này?
Đúng là có thực trạng trên. Những nhà đầu tư “thích bay nhảy” này được gọi là nhà đầu tư cận biên. Nhưng trong số những nhà đầu tư cận biên, có rất nhiều nhà đầu tư sau khi đầu tư không còn muốn bay nhảy nữa, mà ở lạiđầu tư lâu dài.
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu tư, kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Chính sách ưu đãi chỉ hấp dẫn nhà đầu tư ban đầu. Muốn giữ chân nhà đầu nói chung, nhà đầu tư cận biên nói riêng, như tôi nói, quan trọng nhất là phải liên tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Bên cạnh đó, cần hỗ trợ doanh nghiệp từ khi tìm hiểu môi trường đầu tư, xây dựng dự án và trong cả quá trình hoạt động; mở rộng thị trường bằng việc tham gia các hiệp định thương mại đầu tư song phương, đa phương; giữ được ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông; thực hiện các chính sách để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp…
-
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng
-
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc: Việt Nam giữ nguyên sức hút -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM -
Giao đầu mối xử lý kiến nghị của UBND TP.HCM về Dự án đường Vành đai 4 -
8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân -
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế -
Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 40B -
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng