
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
TIN LIÊN QUAN | |
Lợi tức khi đầu tư vào Việt Nam hấp dẫn | |
Nhận diện cơ hội đầu tư vào Việt Nam | |
Ngân hàng bớt phụ thuộc thị trường liên ngân hàng | |
Hạ lãi suất OMO, dòng vốn có thể chảy ngược |
Kể từ năm 2012 trở đi, NHNN đã tăng dần vai trò của tín phiếu NHNN, trong khi vai trò của giao dịch kỳ hạn trong nghiệp vụ thị trường mở giảm dần. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị tín phiếu phát hành chiếm tỷ trọng 89% và giá trị cho vay qua mua giấy tờ có giá chiếm 11% tổng khối lượng mà NHNN can thiệp vào thị trường tiền tệ. Tỷ lệ này trong cùng kỳ năm 2013 tương ứng ở mức 60% và 40% và trong cùng kỳ năm 2012 ở mức 21% và 79%.
![]() | ||
Trong 9 tháng đầu năm, doanh số cho vay và phát hành tín phiếu NHNN qua kênh thị trường mở đạt 810.000 tỷ đồng |
Kể từ đầu năm đến cuối tháng 8, NHNN đã tung ra thị trường một lượng lớn tiền đồng, ước tính khoảng 212.000 tỷ đồng để mua vào 10 tỷ USD bổ sung cho dự trữ ngoại hối. Do đó, NHNN phải hút vào một lượng tiền lớn để trung hòa lượng tiền này bằng cách phát hành tín phiếu qua kênh thị trường mở, thay vì bơm tiền ra qua các giao dịch kỳ hạn giấy tờ có giá.
Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các ngân hàng qua giao dịch kỳ hạn giấy tờ có giá giảm dần, vì lãi suất cho vay của NHNN thường cao hơn lãi suất vay liên ngân hàng.
Với giao dịch kỳ hạn, kỳ hạn mua bán giấy tờ có giá phổ biến là 1 tuần. Kỳ hạn 2 tuần và 3 tuần hầu như chỉ được dùng trong những tuần trước kỳ nghỉ Tết để hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng.
Tín phiếu NHNN có 5 kỳ hạn là 4 tuần, 8 tuần, 13 tuần, 22 tuần và 26 tuần. Tuy nhiên, kỳ hạn 8 tuần và 22 tuần rất ít khi được áp dụng và chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khối lượng tín phiếu phát hành các năm trước.
Kể từ tháng 9/2013, NHNN không còn phát hành tín phiếu kỳ hạn 22 tuần và kể từ tháng 10/2013, NHNN không còn phát hành tín phiếu kỳ hạn 26 tuần. Trong quý III, NHNN phát hành trở lại tín phiếu 8 tuần, sử dụng chủ yếu 3 kỳ hạn chuẩn là 4 tuần, 8 tuần và 13 tuần cho tín phiếu của mình, với tỷ trọng tương ứng 20%, 13% và 67% tổng số. Lượng tín phiếu phát hành kỳ hạn 13 tuần gấp 4,34 lần tín phiếu 4 tuần. Lượng trái phiếu kỳ hạn 8 tuần đạt giá trị 33.600 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với khối lượng phát hành cùng kỳ hạn của quý trước đó.
Vì NHNN không còn phát hành tín phiếu 26 tuần nữa, để có cùng tác dụng hút tiền như trước đây với tín phiếu 26 tuần, giá trị tín phiếu 4 tuần, 8 tuần và 13 tuần cần phát hành sẽ phải tăng lên. Nếu quy tất cả về cùng một kỳ hạn, thì mức tăng thực của lượng tín phiếu phát hành từ đầu năm đến nay tăng 2,29 lần.
Nhìn chung, lợi suất của các tín phiếu đều giảm so với năm liền kề trước đó. Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2014, lợi suất của tín phiếu 7 ngày khi cho vay qua giao dịch repo ở ngưỡng 5%/năm, giảm 0,5 điểm phần trăm so với đầu năm. Lợi suất của tín phiếu 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày giảm lần lượt 140, 20 và 108 điểm cơ bản so với thời điểm đầu năm, về mức 2,6%, 3% và 3,42%/năm tương ứng. Lợi suất trúng thầu trên thị trường trái phiếu giảm mạnh kể từ cuối năm ngoái, tạo đà cho lợi suất của tín phiếu 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày phát hành trên thị trường mở giảm theo.
Lợi suất của tín phiếu 7 ngày thông qua giao dịch repo được giữ ổn định ở mức 5,5%/năm từ đầu năm đến tháng 4, sau đó giảm còn 5%/năm và duy trì từ đó đến nay. Về cơ bản, thông qua giao dịch repo, các ngân hàng thương mại sẽ cầm cố giấy tờ có giá tại NHNN để vay đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, lợi suất trên thị trường liên ngân hàng đang trong xu hướng giảm từ đầu năm, khiến lợi suất giảm trên thị trường mở.
Nguyễn Bảo Ngọc (Phòng Phân tích, VPBS)
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower