-
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận. |
Chiều 15/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 10-11/2022.
Báo cáo nội dung này, Trưởng ban Dân Nguyện Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và nhân dân đặc biệt lo lắng về một số vấn đề, trong đó có tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.
Việc rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục diễn biến phức tạp, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh và đề nghị lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến.
Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Chu Mạnh Sinh cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2021 toàn quốc đã có khoảng hơn 4 triệu người rút bảo hiểm xã hội 1 lần, chưa tính số người do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giải quyết.
Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 800.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần. “Số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình khoảng 11,6%”, ông Sinh thông tin.
Về nguyên nhân xu hướng tăng số người rút bảo hiểm xã hội 1 lần thời gian qua, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhìn nhận, một phần là do chính sách có nhiều thuận lợi cho việc rút bảo hiểm xã hội đồng thời do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm qua khiến đời sống của người dân nhiều khó khăn.
Vì thế, nhiều trường hợp chỉ còn trông chờ vào rút bảo hiểm xã hội 1 lần để trang trải cuộc sống.
Với năm 2022, ông Sinh cho biết, ước khoảng 895.500 người rút bảo hiểm xã hội 1 lần, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. So với bình quân các năm thì ước tăng 2022 không phải bất thường, chỉ tăng 3,7%.
Việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần tăng nhanh, theo ông Sinh có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, thời gian tới, Nhà nước cần có các giải pháp tổng thể mang tính vĩ mô, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị, sắp tới khi sửa luật Bảo hiểm Xã hội cần tăng quyền lợi đối với người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chưa được hưởng 1 lần, giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội hưởng lương hưu.
Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng khẳng định, thời gian qua Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tuyền truyền cho người lao động về sự thiệt thòi khi rời khỏi hệ thống Bảo hiểm Xã hội, không nên nhận bảo hiểm xã hội 1 lần và tăng cường thuyết phục ngay tại bộ phận một cửa nhận hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Ông Sinh dẫn số liệu thống kê cho biết, đến 30/9/2022, số người tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, sau khi vận động tại bộ phận một cửa là 15.068 người. Như vậy, việc thuyết phuc rất hiệu quả.
Tham gia thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban đã có giám sát chuyên đề về vấn đề này, trong đó có nêu nhiều vấn đề đáng quan tâm liên quan tới việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần giai đoạn vừa qua.
Năm 2016 thì số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chỉ mức hơn 500.000 người đến năm 2021 thì con số này đã lên tới là 863.446 người, bà Thuý Anh nói.
Trong cả giai đoạn 2016 -2021 có 4,06 triệu người rút, trong khi đó, số người phát triển thêm chỉ 4,23 triệu. Đó cũng là vấn đề rất đáng quan tâm, bà Thúy Anh nhìn nhận.
Thông tin nữa được bà Thuý Anh cung cấp là số người tái tham gia bảo hiểm xã hội trong số những người đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần là 140.000 người, chỉ 3,5%. Điều đó cho thấy tình trạng này tăng dần hàng năm nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu giải quyết.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ không đồng tình với nhận định của Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khi cho rằng, số lượng người rút bảo hiểm xã hội một lần năm 2022 là không bất bình thường.
Theo Phó chủ tịch, “hiện tượng này bình thường trong cả giai đoạn bất bình thường. Mình nói không bất thường là không đúng, cần có giải pháp để xử lý cho hiệu quả”.
-
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình -
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party