
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn và tăng mạnh sang thị trường EU. |
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid -19 làm gián đoạn hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng nên kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9 ước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng lưu ý là nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vẫn đang khai thác hiệu quả các thị trường có FTA, điển hình là khu vực thị trường EU.
Số liệu thống kê cho thấy, 9 tháng 2021, xuất khẩu sang EU đạt 28,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu từ EU đạt 12,43 tỷ USD, tăng 17,5%. Như vậy, hết 9 tháng, Việt Nam xuất siêu sang EU 16,37 tỷ USD.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giữa Việt Nam với 27 nước thành viên EU bước sang năm thứ 2 có hiệu lực là động lực đáng kể cho sự tăng trưởng xuất khẩu sang EU trong 9 tháng qua. Đơn cử, mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn và tăng mạnh sang thị trường EU, với trị giá đạt trên 4 tỷ USD, tăng 11%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 54% đạt hơn 3 tỷ USD; dệt may ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng hơn 6%; giày dép ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng hơn 19%....
Không chỉ tăng mạnh về xuất khẩu, nhiều ngành hàng cũng tận dụng được ưu đãi thuế nhờ đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ thể hiện ở tỷ lệ tận dụng mẫu C/O EUR1 đạt gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
"Nhìn chung, mức độ tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã rõ nét hơn khi tiêu dùng hàng hóa của EU phục hồi, nhu cầu nhập khẩu của EU phục hồi", Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ nhận định.
Năm 2020, xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt 35,1 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2019, Các thị trường xuất khẩu chính có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD dẫn đầu là Hà Lan (7,0 tỷ USD, tăng 1,7%), Đức (6,6 tỷ USD, tăng 1,4%), Pháp (3,3 tỷ USD, giảm 12,4%), Italia (3,1 tỷ USD, giảm 9,4%), Áo (2,9 tỷ USD, giảm 11,8%), Bỉ (2,3 tỷ USD, giảm 9,3%), Tây Ban nha (2,1 tỷ USD, giảm 21,6%), Ba Lan (1,8 tỷ USD, tăng 18,2%), Slovakia (1,2 tỷ USD, tăng 27,7%), Thụy điển (1,1 tỷ USD, giảm 4,9%). Các thị trường này chiếm gần 90% thị phần xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang EU.
Từ nay đến hết năm 2021, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường, trước mắt, tận dụng sự phục hồi của thị trường Mỹ và châu Âu để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ, thủy sản… đặc biệt là phục vụ dịp mua sắm gia tăng cuối năm.
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn