Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Abbott Laboratorie có dấu hiệu tạo thế độc quyền phân phối sữa Ensure nước?
Thanh Hương - 08/01/2015 09:49
 
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389), Công ty Abbott Laboratorie (Mỹ) và Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A có dấu hiệu tạo thế độc quyền trong phân phối sản phẩm Ensure nước tại Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Yêu cầu DN kê khai giá sữa bán buôn và bán lẻ
Tiêu dùng sữa của Việt Nam tăng 16%/năm
Sữa nước tăng trưởng ấn tượng
DN sữa 'tung chiêu' giữ giá, thay vỏ và... rút ruột
Vừa dứt thanh tra, Abbott lại xin tăng giá sữa

Abbott Laboratorie có kỳ thị người tiêu dùng Việt Nam?

Trước đó, đầu năm 2013, Công ty Abbott Laboratorie đã in bổ sung trên nhãn hàng hóa của sản phẩm Ensure dạng nước hương vania, cũng là loại sản phẩm mà thị trường Việt Nam tiêu thụ nhiều, dòng chữ “not to be sold in Vietnam or Mexico – không bán tại Việt Nam và Mexico”.

Sau khi mặt hàng này không được nhập khẩu vào Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm tương tự do Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A đã tăng 63%. Giá bán sản phẩm này cao gần gấp đôi giá bán của sản phẩm tương tự.

Buôn lậu sữa Ensure nước gia tăng bởi ông lớn độc quyền
Buôn lậu sữa Ensure nước gia tăng bởi ông lớn độc quyền

Để tìm cách đưa sản phẩm trên nhập khẩu vào Việt Nam, đã có một số doanh nghiệp lợi dụng các quy định còn sở hở trong việc hướng dẫn hồ sơ xin cấp xác nhận công bố chất lượng sản phẩm để làm giả các chứng từ, tài liệu xin xác nhận công bố chất lượng như làm giả bản chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do tại Mỹ.

Sau khi Bộ Y tế không cho phép các đơn vị kiểm tra chất lượng (tháng 8/2012) với sản phẩm Ensure nước có in dòng chữ trên, đồng nghĩa với việc không được nhập khẩu, tình hình buôn lậu các mặt hàng này ngày càng gia tăng.

Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 cũng cho hay, tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước năm 2013 với riêng sản phẩm chất dinh dưỡng Ensure nước khoảng 700 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A nhập khẩu trị giá khoảng 300 tỷ đồng. Với tình hình nhập lậu như hiện nay, mỗi năm đã làm thất thu tiền thuế khoảng 40-50 tỷ đồng. Đồng thời người tiêu dùng không được đảm bảo về an toàn, vệ sinh của sản phẩm.

Trước thực trạng này, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng đã yêu cầu Bộ Y tế làm rõ với Công ty Abbott Laboratorie về chất lượng của loại sản phẩm sữa Ensure mà trên bao bì có ghi dòng chữ “not to be sold in Vietnam or Mexico”. Theo yêu cầu này, nếu dòng chữ trên chỉ nhằm mục đích chống nhập lậu và sản phẩm vẫn đang được lưu hành tự do tại nước sản xuất và đảm bảo an toàn cho người dùng, trong đó có người Việt Nam thì có biện pháp đề nghị Công ty Abbott Laboratorie  thay việc ghi dòng chữ mang tính kỳ thị, phân biệt trên bao bì bằng biện pháp quản lý khác và phối hợp với các cơ quan chức năng để chống nhập lậu.

Chống độc quyền của ông lớn

Cũng liên quan đến câu chuyện chống độc quyền trong phân phối sản phẩm làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng trong nước, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng yêu cầu Bộ Y tế xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định để cho phép các doanh nghiệp khác nếu có đủ điều kiện được phép nhập khẩu song song các sản phẩm này để tránh sự độc quyền trong việc phân phối sản phẩm làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng trong nước.

Trước đó, câu chuyện Abbott Laboratorie tố cáo Công ty Song Nam đã dậy sóng trên thị trường sữa cách đây hơn 1 năm. Theo tố cáo của Abbott được gửi tới Bộ Công thương, Bộ Y tế thì Công ty East West Trading Partners - Abbott Park, Illinois, USA (đơn vị cấp giấy chứng nhận cho công ty Song Nam) không có quan hệ kinh doanh nào với Abbott Laboratoric, do đó họ không được phép đưa bất cứ quyền nào của Abbott cho Song Nam để nhập khẩu hoặc bán các sản phẩm Abbott tại Việt Nam.

Sự giả mạo trong chứng nhận của East West Trading Partners - Abbott Park, Illinois, USA còn được ông Thomas Evers, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ Chính phủ của Tập đoàn Abbott tố cáo ở điểm, công chứng viên trong Tuyên thệ của bức thư không có trong bất cứ danh sách công chứng viên nào của Bang Illinois lẫn địa chỉ phòng công chứng không đúng. Ngoài ra, dấu của Abbott trong bức thư là giả mạo.

Bởi vậy, Abbott cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, bởi cho rằng hành động sử dụng tài liệu giả mạo của Song Nam có thể cấu thành tội gian lận thương mại nhằm mục đích nhập khẩu và phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu Abbott tại thị trường Việt Nam.

Được biết, Abbott đã thông báo vụ việc này cho chính quyền Hoa Kỳ tại Bang Illinois và Washington DC cũng như chính thức đề nghị các cơ quan hữu trách của Chính phủ Việt Nam có những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, thông qua việc hủy bỏ bất kỳ phê duyệt nào đã được cấp của cơ quan hữu trách Việt Nam cho Công ty Song Nam.

Cũng trong văn bản gửi tới các cơ quan hữu trách của Việt Nam, Abbott Laboratorie khẳng định, chỉ ủy quyền cho Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam) là nhà phân phối chính thức và duy nhất của Ensure và các sản phẩm dinh dưỡng khác của Abbott tại Việt Nam.

Đáng nói là thị trường sữa Việt Nam đang mang lại những mức lợi nhuận khổng lồ cho các nhà nhập khẩu và phân phối so với giá trị thực của sản phẩm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của mình được các doanh nghiệp đặt ra và làm rất quyết liệt.

Đơn cử như trường hợp của Công ty Song Nam khi đó, với mức giá tương đương 520.000 đồng/thùng 24 chai sữa thì giá nhập về chỉ xấp xỉ 22.000 đồng/chai, trong khi đó giá ngoài thị trường đang ở mức 38.000 đồng và giá sản phẩm chính hãng Abbott 45.000 đồng/chai, có những thời điểm bị làm giá cao hơn nữa.

Trong một diễn biến khác thì tình hình buôn lậu sữa Ensure nước hiện khá đa dạng tại nhiều khu vực cửa khẩu, khu kinh tế thương mại cửa khẩu. Cách đây ít ngày, Cục Hải quan Kiên Giang đã bắt giữ lô hàng 720 chai sữa Ensure nước loại 237 ml/thùng của một đối tượng chở trên xe máy hướng từ Campuchia về Việt Nam vứt bỏ khi gặp đội tuần tra. Nhiều vụ vẫn chuyển số lượng lớn chai sữa Ensure nước bằng xe khách từ Tây Ninh về TP.HCM cũng đã bị phát hiện, khiến các đối tượng phải quăng hàng xuống lề đường để tẩu tán.    

Ban chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu:

- Bộ Y tế xem xét trách nhiệm của tập thể cá nhân trong việc kiểm tra chứng từ, tài liệu của hồ sơ cấp xác nhận công bố sản phẩm với sản phẩm Ensure nước như để một số đối tượng sử dụng tài liệu giả xin xác nhân công bố chất lượng, không lưu giữ các bộ hồ sơ đã cấp xác nhận công bố, công tác thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm mặt hàng này khi lưu thông trên thị trường.

- Bộ Công thương xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc cho phép các doanh nghiệp dược tạm giải tỏa các lô hàng thực phẩm là chất dinh dưỡng Ensure nước là mặt hàng thực phẩm phải chịu sự kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu và là mặt hàng không thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.

- Tổng cục Thuế kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu mặt hàng chất dinh dưỡng Ensure nước.

- Tổng cục Hải quan kiểm soát hoạt động nhập khẩu mặt hàng Ensure nước, tổ chức lực lượng điều tra, phát hiện, bắt giữ các vụ nhập lậu thông qua việc tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, bán trong khu thương mại cửa khẩu và lợi dùng hàng nhập khẩu miễn kiểm tra.

Abbott cố tình lách luật tăng giá sữa

() Chưa kịp chờ tới thời điểm Bộ Tài chính áp giá trần giá sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi, hãng sữa Abbott đã cố tình lách luật để tăng giá sữa với dòng sản phẩm PediaSure BA dành cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư