
-
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba
-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật
-
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
![]() |
Theo ADB, dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 giảm mạnh do dịch bệnh song vẫn cao nhất châu Á và sẽ sớm phục hồi năm 2021 nhờ các nền tảng tốt |
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mức 6,8% năm 2021
Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO 2020), ấn phẩm kinh tế thường niên hàng đầu của ADB, tổ chức này nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự tính giảm mạnh trong năm 2020, xuống mức 4,8%, chịu tác động cú sốc ban đầu về nguồn cung, do ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) bùng phát và tiếp theo là các tác động giảm mạnh về cầu hiện vẫn đang diễn ra tại các quốc gia là đối tác thương mại và đầu tư chính của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức 3,8% trong quý I năm 2020, so với mức 6,8% cùng kỳ năm 2019. Việc hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn lây lan virus dẫn đến tiêu dùng nội địa chậm lại. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì được sản xuất cho dù có những khó khăn trong thời gian đầu, chủ yếu dựa vào nguyên vật tồn kho, tuy nhiên nguồn nay cũng đang giảm dần. Sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, do cầu tiêu thụ nông sản xuất khẩu giảm, và ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm ngập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ, khu vực bị tác động nhiều nhất của đại dịch, giảm xuống chỉ còn 3,2% trong quý I năm 2020, so với mức 6,5% cùng kỳ năm 2019.
Để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đầu tháng 3 năm 2020 Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá 10,8 tỷ USD (khoảng 0,4% GDP) bao gồm cơ cấu lại thời hạn trả nơ, giảm các loại lãi suất và phí.
Chính phủ cũng đưa ra hai gói hỗ trợ ngân sách trị giá 1,3 tỷ USD bao gồm giảm các loại thuế, phí cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đồng thời cũng giãn thời hạn nộp thuế, và dự tính các hỗ trợ về mặt ngân sách của Chính phủ sẽ còn tăng lên.
Ngân hàng Nhà nước cũng cắt giảm các lãi suất chính sách từ 0,5-1%, hạ trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam với các kỳ hạn dưới 6 tháng và hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với những lĩnh vực ưu tiên.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế giảm sút bởi cung và cầu đều suy giảm, song ADB cho rằng, nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì. Chính vì vậy, nếu đại dịch được khống chế trong nửa đầu năm 2020, nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2021 và nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong trung và dài hạn.
“Cho dù các hoạt động kinh tế suy giảm và các rủi ro do dịch COVID-19 vẫn còn, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á,” giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick cho biết
Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng vẫn vững mạnh
Theo nhận định của ADB, các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - tầng lớp trung lưu đang phát triển và khu vực tư nhân năng động, đáng chú ý là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân trong nước – vẫn vững mạnh.
Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là một trong những nhóm có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Theo Tập đoàn tư vấn Boston, quy mô của tầng lớp trung lưu đã tăng gấp đôi kể từ năm 2014 lên 33 triệu người, tức là một phần ba dân số của cả nước.
Tương tự, môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện. Giải ngân đầu tư công được cải thiện đáng kể, tăng gần 18% trong giai đoạn tháng 1-2 năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Giải ngân sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2020 vì đây là một trong các biện pháp tài khóa ưu tiên để ứng phó với dịch COVID-19.
Số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia hứa hẹn tăng cường việc tiếp cận thị trường cho Việt nam, đây là yếu tố thiết yếu cho sự phục hồi kinh tế sau COVID-19.
Việc Trung Quốc khống chế được COVID-19 và khả năng thị trường Trung Quốc có thể trở lại bình thường sẽ giúp hồi sinh chuỗi giá trị toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế tại Việt Nam.
Cần hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho fintech
Việt Nam xếp thứ 42 trong số 129 quốc gia về Chỉ số Đổi mới sang tạo Toàn cầu 2019, kề vai với các nền kinh tế hàng đầu được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. Bảng xếp hạng này phản ánh kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu CNTT-TT cao.
Cũng theo ADB, Việt Nam có những lợi thế khác cho phép cải thiện hơn nữa về chỉ số này. Cụ thể, Việt Nam có nền giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng, dân số trẻ, lao động dồi dào và tín dụng phong phú, với tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng ước tính bằng 135% GDP trong năm 2019.
Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố kìm hãm sự phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Thứ nhất, tổng chi tiêu của cả nước cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), cả khu vực công lẫn khu vực tư, chỉ bằng 0,53% GDP trong năm 2017, thấp hơn nhiều so với mức 1,44% GDP của Malaysia và 0,78% GDP của Thái Lan một năm trước đó, điều này cho thấy rõ ràng rằng Việt Nam cần phải đẩy mạnh chi tiêu cho R&D.
Thứ hai, các trường đại học ở Việt Nam có thứ bậc xếp hạng thấp hơn so với các nước thu nhập trung bình cao ở Đông Nam Á cả về chất lượng và số lượng, được đo lường bằng tỷ lệ sinh viên nhập học thô. Đảm bảo sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ngày càng nhiều hơn và chất lượng cao hơn là yếu tố rất quan trọng để Việt Nam có thể đạt được bước nhảy vọt trong đổi mới công nghệ.
Thứ ba, trong khi khu vực tài chính tăng trưởng ổn định và các công nghệ fintech sáng tạo đang được áp dụng, khung pháp lý hiện hành không theo kịp sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ fintech.
Do đó, một hành lang pháp lý thuận lợi, cho phép ươm tạo, nuôi dưỡng việc áp dụng fintech sẽ giúp Việt Nam phát triển các dịch vụ tài chính theo cả chiều sâu và chiều rộng.

-
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba
-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật
-
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
-
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng chân chính -
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng -
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025 -
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan -
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu