Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ai kiểm tra kiến thức của nhân viên bán hàng đa cấp?
Khánh Linh - 10/05/2018 10:28
 
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có cần trực tiếp kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của doanh nghiệp?
.
Bộ Công thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn về công nhận chương trình đào tạo và xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi ý kiến của doanh nghiệp góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn về công nhận chương trình đào tạo và xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp (Dự thảo) cho Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương).

Dự thảo này quy định chi tiết thi hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Câu hỏi có nên quy định việc thực hiện kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hành đa cấp cơ bản sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền - ở đây là Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) thực hiện hay không được đặt ra.

Vì trong Dự thảo, chỉ khi Cục không đảm đương được do nhu cầu phát sinh lớn thì cơ quan này mới chỉ định một/các đơn vị khác thực hiện việc này.

“Cách tiếp cận này dường như cần xem xét lại”, VCCI kiến nghị với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Lý do, thứ nhất, về việc cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện việc kiểm tra nên quy định thế nào.

Về mặt pháp lý, các nhân viên bán hàng đa cấp thực hiện các công việc liên quan đến bán hàng đa cấp hoạt động với tư cách nhân viên của doanh nghiệp, không phải với tư cách cá nhân.

Do đó, trong các mối quan hệ bán hàng đa cấp, doanh nghiệp sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm chứ không phải là cá nhân nhân viên bán hàng đa cấp. Như vậy, về mặt nguyên tắc thì điều mà Nhà nước cần kiểm soát là việc doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thực hiện đào tạo kiến thức đầy đủ, chính xác cho nhân viên của mình không chứ không phải việc Nhà nước (hoặc đơn vị được chỉ định) trực tiếp kiểm soát kiến thức pháp luật của người tham gia bán hàng đa cấp.

“Do Nghị định quy định về việc cơ quan Nhà nước xác nhận kiến thức này, Thông tư không được quy định trái. Nhưng các quy định tại Thông tư nên thiết kế theo hướng đơn giản, thuận lợi, theo đúng hướng là “xác nhận” chứ không phải trực tiếp kiểm tra”, VCCI đề xuất.

Ví dụ, doanh nghiệp tự đào tạo và kiểm tra kiến thức cho người tham gia bán hàng đa cấp và trên cơ sở kết quả kiểm tra của doanh nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận”, .

Thứ hai, về thủ tục chỉ định đơn vị kiểm tra đang được dự thảo tại Điều 5, với các tiêu chí để cơ quan nhà nước chỉ định, kèm theo đó là trình tự, thủ tục chỉ định.

VCCI cho rằng, quy trình này được thiết kế tương tự như một quy trình cấp phép kinh doanh. Nghĩa là doanh nghiệp muốn được chỉ định, tức là muốn thực hiện dịch vụ này, phải nộp hồ sơ, đáp ứng đủ các tiêu chí, cơ quan nhà nước sẽ xem xét hồ sơ và ban hành quyết định chỉ định; khi có quyết định chỉ định thì doanh nghiệp mới được thực hiện tổ chức kiểm tra.

Trong văn bản gửi Cục Quản lý cạnh tranh, VCCI nhắc lại quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014. Theo đó, văn bản cấp Bộ không được quy định về điều kiện kinh doanh. Hơn nữa, việc tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cũng không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (trong Phụ lục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư).

“Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại thủ tục này theo hướng: doanh nghiệp có quyền tự tổ chức đào tạo, kiểm tra kiến thực pháp luật về bán hàng đa cấp của nhân viên mình, cơ quan Nhà nước chỉ cấp xác nhận trên cơ sở kết quả đào tạo, kiểm tra của doanh nghiệp”, VCCI kiến nghị cụ thể.

Bộ Công Thương: Đa cấp không làm giàu cho tất cả mọi người!
Bộ Công Thương cho rằng, bán hàng đa cấp chưa thực sự trở thành một kênh phân phối hiệu quả ở Việt Nam, và cũng không phải là một phương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư