![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/tuyetanh/2025/02/08/xay-dung-hoa-binh-da-lai-acv-lai-dam-vietjet-hop-tac-voi-openairlines1738986603.jpg)
-
Xây dựng Hòa Bình đã lãi; ACV lãi đậm; Vietjet hợp tác với OpenAirlines
-
Hóa giải thách thức từ nguy cơ thương chiến thế giới
-
Lập Tổ triển khai xây dựng quy trình thủ tục hải quan
-
Ống dẫn dầu của Việt Nam bị áp thuế 37,4% tại Canada
-
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự
Xuất phát từ ý tưởng nào để VCCI Cần Thơ khởi xướng “Chương trình Giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản”, thưa ông?
Nhật Bản là một trong những quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ trước đến nay, Nhật Bản có thế mạnh đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo như các lĩnh vực cơ khí, điện tử hay công nghiệp nặng. Còn ở ĐBSCL - vùng có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư. Chính vì vậy, việc đón đầu làn sóng đầu tư từ Nhật buộc các doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL phải nắm bắt được những đặc điểm văn hóa của người Nhật.
![]() |
Ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc phục trách Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Cần Thơ |
Đây sẽ là yếu tố quan trọng để giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài, làm việc với các đối tác Nhật Bản. Bởi để người Nhật, doanh nghiệp Nhật Bản hiểu về vùng đất ĐBSCL thì trước tiên họ phải biết chúng ta và chúng ta phải hiểu về văn hóa và con người họ. Vì vậy, trong các năm qua, chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có chương trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tại TP. Cần Thơ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, từ đó đã trở thành sự kiện thường niên.
Thông qua sự kiện này, chúng tôi mong muốn đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các địa phương trong Vùng ĐBSCL với Nhật Bản.
Ông có thể thông tin những hoạt động nổi bật tại Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản và Chương trình Giao lưu văn hóa cùng thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần này?
Năm nay là lần thứ 4, chúng tôi tổ chức Chương trình Giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản, cùng với đó là Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản. Sự kiện diễn ra liên tục trong 3 ngày (ngày 2 - 4/11/2018) tại TP. Cần Thơ và một số tỉnh ĐBSCL. Trong đó, Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 4 được tổ chức vào ngày 2/11/2018 với sự tham dự của đại diện Chính phủ, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan ngoại giao, bộ, ngành Trung ương và các địa phương ĐBSCL; Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, đại diện Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Hà Nội (JNTO) và các cơ quan, doanh nghiệp hai nước.
Trong khuôn khổ sự kiện này sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Nhật Bản - Mekong được tổ chức sáng ngày 3/11/2018, trao đổi cơ hội hợp tác thương mại và thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL do VCCI phối hợp cùng JETRO tại TP.HCM chủ trì, với sự tham dự của khoảng 300 doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản nhằm giao lưu và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
Cùng với 2 hoạt động trên còn có 16 hoạt động song hành tại sự kiện, bao gồm: Lễ công bố khu công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản tại TP. Cần Thơ; khai trương Văn phòng Trung tâm khai thác công nghệ thông tin giữa Đại học Cần Thơ và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Đại học Cần Thơ; Hội thảo giao lưu văn hóa Việt - Nhật ĐBSCL; Hội chợ việc làm Nhật Bản…
Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra sự kiện sẽ có các hoạt động giao lưu văn hóa, các chương trình biểu diễn nghệ thuật với 45 tiết mục biểu diễn sân khấu chính của các diễn viên đến từ Nhật Bản, diễn viên TP.HCM, Cần Thơ tham gia biểu diễn các tiết mục đặc sắc, ấn tượng, thể hiện đậm nét văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Về hoạt động giao lưu thương mại, có 120 gian hàng, gồm: 30 gian hàng giới thiệu văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản, 90 gian hàng thương mại giới thiệu sản phẩm, dịch vụ Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh vực như: nông nghiệp, du lịch, thực phẩm- ẩm thực, tiêu dùng…
![]() |
Sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư Nhật Bản chọn Vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm bến đỗ. Ảnh: Hữu Phúc |
So với những lần tổ chức trước đây, Chương trình Giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần này có những điểm nào đặc biệt hơn, thưa ông?
Điểm đặc biệt của Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và Chương trình giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 4 là VCCI Cần Thơ phối hợp cùng Tập đoàn Brainworks (Nhật Bản) chọn Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay trực tiếp từ sân bay Narita (Tokyo) về sân bay quốc tế Cần Thơ chở 120 doanh nhân của trên 100 doanh nghiệp Nhật Bản sang tham dự sự kiện. Đây là hoạt động quan trọng, mang tính bước ngoặc trong giao thương, lần đầu tiên sân bay quốc tế Cần Thơ đón chuyến bay trực tiếp từ Nhật, cùng với khoảng 30 doanh nhân Nhật đang đầu tư tại Việt Nam cùng tham dự, nâng tổng số hơn 150 doanh nghiệp Nhật tham dự sự kiện, được xem là đông nhất từ trước đến nay đến Cần Thơ và ĐBSCL tìm kiếm cơ hội kinh doanh đầu tư.
Qua 3 lần tổ chức, theo ông, Chương trình Giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại TP. Cần Thơ đã tác động như thế nào đối với quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa các tỉnh, thành trong Vùng ĐBSCL với đối tác Nhật Bản?
Qua 3 lần giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã có nhiều đoàn khách ở nhiều lĩnh vực qua lại giao lưu, thăm viếng, tìm kiếm cơ hội giao thương, hợp tác đầu tư giữa Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung với Nhật Bản. Từ đó, thông tin về môi trường kinh doanh, đầu tư của các địa phương trong vùng ĐBSCL được các doanh nghiệp Nhật Bản biết nhiều hơn, đó là cơ sở cho việc xúc tiến các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh trong vùng trong thời gian tới.
Về lĩnh vực đầu tư, tình hình hiếm hoi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ĐBSCL trước đây đã có sự thay đổi. Trong 10 tháng đầu năm 2018, Nhật Bản đầu tư vào nước ta 318 dự án, ở ĐBSCL có 11 dự án, trong đó có 1 dự án tại TP. Cần Thơ. Lũy kế đến tháng 10/2018, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam 3.889 dự án với vốn 55,775 tỷ USD, trong đó đầu tư ĐBSCL 169 dự án với gần 2,22 tỷ USD và riêng TP. Cần Thơ 7 dự án với 12,5 triệu USD.
Các nhà đầu tư Nhật trước đây thường tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo khi đầu tư tại Việt Nam, rất ít đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - lĩnh vực thế mạnh của ĐBSCL. Tuy nhiên, sau những lần giao lưu văn hóa, thương mại, doanh nghiệp Nhật Bản đã quan tâm đến ĐBSCL nhiều hơn, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, công nghệ thông tin và viễn thông...
Nhân sự kiện này, VCCI Cần Thơ sẽ chính thức ra mắt website phiên bản tiếng Nhật (www.vccimekong.com/jp) nhằm giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản dễ dàng tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác thương mại tại Vùng ĐBSCL.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/thutrang/2018/10/11/1-ty-usd-von-nhat-ban-cam-ket-dau-tu-vao-ha-noi1539232536.jpg)
-
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Việt Nam xuất khẩu gần 30 triệu tấn xi măng và clinker -
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự -
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025 -
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng -
Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service