Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
FDI 10 tháng: Nhật Bản dẫn đầu
Anh Trung - 26/10/2018 16:37
 
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhật Bản hiện đứng vị trí thứ nhất trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm 2018 với tổng vốn đầu tư 7,6 tỷ USD, chiếm 27,5% tổng vốn đầu tư.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành hút vốn FDI lớn nhất.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành hút vốn FDI lớn nhất.
Cũng theo báo cáo, tính chung trong 10 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 27,9 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính đến 20/10, cả nước có 2.458 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 15 tỷ USD, bằng 92,2% so với cùng kỳ năm 2017; có 954 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6,5 tỷ USD, bằng 90% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng trong 10 tháng năm 2018, cả nước có 5.342 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 6,3 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ 2017.

Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 15,1 tỷ USD trong năm nay, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô đạt 143,4 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 72,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 141,6 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,8% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu đạt 116,3 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu. 

Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 27,1 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 25,2 tỷ USD không kể dầu thô.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 13,2 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,7 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,3 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 7,6 tỷ USD, chiếm 27,5% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,5 tỷ USD, chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 6,15 tỷ USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 4,6 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,4 tỷ USD chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư.

Trong tháng 10, có nhiều văn kiện hợp tác đầu tư lớn được ký kết như Biên bản ghi nhớ về hợp tác hỗ trợ đầu tư giữa UBND TP. Hà Nội và Tập đoàn Jiayuan International về Dự án Đầu tư và xây dựng công viên phần mềm và cảng cạn ICD tại Hà Nội, với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD; Giấy chứng nhận đầu tư tăng vốn của Công ty TNHH Lotte Rental với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 72 triệu USD; Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty GA Power về Dự án Nhà máy điện mặt trời Solarpark Hương Sơn và Nhà máy điện mặt trời Cẩm Xuyên, với tổng vốn đầu tư 46,6 triệu USD; Giấy chứng nhận đầu tư tăng vốn cho Công ty TNHH LG Display với tổng vốn đăng ký tăng thêm 500 triệu USD…

Dự án FDI và bước ngoặt công nghiệp tại Quảng Ngãi
Quảng Ngãi đã trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về phát triển công nghiệp trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sự chuyển mình ngoạn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư