-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Tận dụng lợi thế đi trước
Quảng Ngãi có lẽ là địa phương đầu tiên tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được phép thành lập Khu kinh tế ven biển Dung Quất, sớm hơn so với Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) và Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế).
Tận dụng lợi thế đi trước, nơi có cảng nước sâu chuyên dụng, Khu kinh tế ven biển Dung Quất ngay từ ngày mới thành lập đã được định hướng phát triển công nghiệp và công nghiệp nặng. Hàng loạt dự án công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được thu hút về đây với số vốn đầu tư có lúc lên đến 11 tỷ USD. Trong số các dự án FDI lớn, có các tên tuổi toàn cầu như Doosan (Hàn Quốc) hay VSIP của Tập đoàn Sembcorp (Singapore)…
Bên cạnh Khu kinh tế ven biển Dung Quất, VSIP Quảng Ngãi đang là địa chỉ hấp dẫn thu hút các dự án FDI |
Doosan Vina có vốn ban đầu 300 triệu USD là niềm vui, là động lực và khẳng định ưu thế vị trí thuận lợi cho Dung Quất về cảng nước sâu trong việc thu hút các dự án đầu tư FDI gần chục năm về trước. “Ngoài việc giải quyết việc làm và đào tạo lao động, Doosan Vina đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu của tỉnh từ việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng”, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nói.
Trong số các nhà đầu tư đến Quảng Ngãi thì Tập đoàn Semcorp có sự đóng góp lớn lao bằng việc thành lập Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (VSIP). Đến nay, VSIP Quảng Ngãi đã thu hút 13 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký khoảng 238 triệu USD. Cùng với Doosan Vina, VSIP, Công ty Điện tử Foster, Công ty Giày Rieker, Nhà máy Sản xuất linh kiện điện tử Sumida... đã góp vào bức tranh thu hút đầu tư FDI sôi động tại Quảng Ngãi.
Nắm bắt cơ hội mới
Nếu nói Quảng Ngãi đang đứng trước những cơ hội mới, có thể dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng FDI trên địa bàn cũng không có gì là quá, bởi bên cạnh các dự án đã hiện diện, còn có dự án mới của Tập đoàn Hòa Phát đầu tư vào Dung Quất, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang nâng cấp, mở rộng với vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD…
Ông Nguyễn Minh Tài, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết, nhiều doanh nghiệp FDI đã đến đặt vấn đề về nguyện vọng đầu tư vào Dung Quất hoặc đưa ra những đề nghị với Ban Quản lý và chính quyền địa phương về những điều kiện để họ tiến hành đặt đại bản doanh tại đây.
Những dự án mà ông Nguyễn Minh Tài đề cập đến từ Công ty TNHH Fujikura Automotive châu Á - Công ty con của Tập đoàn Fujikura (Nhật Bản), với nhà máy sản xuất bộ dây dẫn điện trong xe ô tô, tại Khu công nghiệp Tịnh Phong, diện tích khoảng 2,5 ha. Hay Tập đoàn GE, một tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp hàng không vũ trụ đã mua lại Nhà máy Sản xuất thiết bị thu hồi nhiệt của Công ty Doosan Vina, với vốn đầu tư 35 triệu USD, để mở rộng đầu tư, nâng công suất sản xuất lò hơi thu hồi nhiệt (HRSG) lên 10 đơn vị/năm và thiết kế lò hơi thu hồi nhiệt 4 đơn vị/năm.
Từ hiệu ứng của Doosan Vina, 6 doanh nghiệp Hàn Quốc (Samshin, Yoobong, Wookang, Kwangjin, Hanbit ENG và Công ty Công nghiệp điện Nasan) đã tìm được cơ hội đầu tư tại Dung Quất, với tổng vốn đầu tư 11.022 triệu USD. Các dự án này mới động thổ xây dựng gần đây.
Để thu hút nhiều dự án FDI vào Quảng Ngãi, có sự hỗ trợ không nhỏ của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Hiệp hội Xúc tiến ngoại giao nhân dân Nhật Bản, Công ty VIJAGAS (Nhật Bản), Công ty Phát triển điện lực Nhật Bản (J-Power), Công ty Sanyi Resources Pte Ltd (Singapore), Tập đoàn Mitsui và Công ty Tedi Port, Tập đoàn Hanes Brand (Mỹ), Hanvina (Hàn Quốc)…
Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành JETRO đánh giá: “Quảng Ngãi là một trong những thị trường đầu tư có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn hướng tới, bởi có lợi thế về cảng biển, giao thông kết nối và tiềm năng về đất đai, lao động dồi dào”.
Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi chia sẻ, trong hơn 30 năm thu hút đầu tư, điểm nhấn chính của Quảng Ngãi là vận dụng những lợi thế từ cơ chế chính sách theo quy định của Trung ương để áp dụng cho tỉnh; đồng thời Quảng Ngãi có cảng biển nước sâu, giao thông đầy đủ từ đường bộ đến hàng không, nên thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. Mặt khác, trong quy hoạch, tỉnh luôn định hướng liên chuỗi trong phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, nên thu hút được nhiều nhà đầu tư...
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025