
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Công nghiệp chế biến là lĩnh vực được tỉnh An Giang khuyến khích đầu tư. |
“Bến đỗ” của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn
Thu hút đầu tư vào tỉnh An Giang trong những năm gần đây tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng dự án lẫn quy mô vốn đầu tư. Theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang, trong 5 năm qua, tỉnh An Giang đã thu hút được 340 dự án đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký 78.419 tỷ đồng (trong đó có 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI). So với giai đoạn 2011 - 2015, số dự án tăng 60,4% và tổng vốn đăng ký tăng 1,8 lần.
Riêng trong 11 tháng đầu năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng An Giang vẫn thu hút được 47 dự án đăng ký đầu tư (trong đó có 1 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký mới 9.826 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian này, toàn tỉnh có 768 doanh nghiệp thành lập mới và 495 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký là 6.040 tỷ đồng. Điều phấn khởi là so với cùng kỳ, số doanh nghiệp đăng ký vẫn tăng gần 17% (tăng 111 doanh nghiệp) và vốn đăng ký tăng gần 35% (tăng 1.558 tỷ đồng). Tính đến nay, có 10.853 doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh An Giang, với tổng vốn đăng ký là 66.470 tỷ đồng.
Một trong những điểm sáng trong thu hút đầu tư của An Giang là ngày càng có thêm nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn chọn địa phương này làm “bến đỗ”, với việc triển khai các dự án có quy mô vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng, cùng chiến lược đầu tư bài bản, có chiều sâu, theo hướng xây dựng chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng..., phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Đó là các tập đoàn TH, T&T, FLC, Sunrise…
Các dự án phần lớn đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo, du lịch, bất động sản. Đây là những ngành mà An Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế và đang khuyến khích đầu tư.
![]() |
An Giang chủ trương tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh của địa phương, như phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất giống thủy sản và cây giống; công nghiệp chế biến... |
Đối với các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, các doanh nghiệp, chủ đầu tư đã tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, nhiều dự án quy mô lớn đã hoàn thành thi công và đưa vào hoạt động, như Nhà máy Điện mặt trời Văn Giáo 1, Nhà máy Điện mặt trời Văn Giáo 2 do Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai đầu tư với tổng vốn 2.276 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhiều dự án hoàn thành một phần hoặc toàn bộ thủ tục đất đai, xây dựng và đang thi công, như Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản Bình Phú, Khu sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao Nam Việt Bình Phú của Công ty TNHH một thành viên Nuôi trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú (vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng), Khu nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Lư Gia (vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng), Nhà máy Chế biến gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Gạo Hạnh Phúc - thành viên Tập đoàn Tân Long (1.100 tỷ đồng), Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ của Công ty cổ phần MGA Việt Nam (686 tỷ đồng), Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của Công ty cổ phần Cá tra Việt Úc (200 tỷ đồng)...
Một số dự án đã hoàn thành công tác tạo quỹ đất và đang làm thủ tục, xin phép xây dựng, như Nhà máy Chế biến gạo xuất khẩu Ngọc Thiên Phú của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Gạo Ngọc Thiên Phú (2.700 tỷ đồng), Dự án Đầu tư du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư của Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (131 tỷ đồng)...
Các dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ du lịch TP. Châu Đốc của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Hải Đến (vốn đầu tư 2.408 tỷ đồng) và Khu đô thị mới Tây Nam TP. Long Xuyên của Công ty TNHH một thành viên Khu đô thị mới Tây Nam thành phố Long Xuyên (1.574 tỷ đồng)... cũng đang trong quá trình bồi hoàn và triển khai các thủ tục phê duyệt thiết kế, xin phép xây dựng.
Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua, đặc biệt là việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong tháng 4/2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án. Một số dự án có quyết định chủ trương đầu tư đã hoãn hoặc giãn tiến độ do các nhà đầu tư không thể đến các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan. Trong khi đó, một số dự án đang triển khai thi công xây dựng cũng phải tạm ngưng hoặc thi công chậm lại.
Sau khi Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tình hình triển khai các dự án đã tích cực hơn, các dự án bắt đầu khởi động trở lại, nhiều nhà đầu tư đã đến An Giang tìm hiểu môi trường đầu tư và mong muốn đầu tư tại An Giang trong thời gian tới.
Kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng
Sự khởi sắc trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang là kết quả từ việc thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là những nỗ lực của tỉnh trong việc tập trung kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cạnh tranh, an toàn, thông thoáng, thân thiện, minh bạch, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo phương châm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của An Giang”.
Song song với việc tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hoạt động xúc tiến đầu tư "tại chỗ" được lãnh đạo tỉnh An Giang chú trọng thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành tiếp tục rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, giảm thiểu thủ tục, thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
UBND tỉnh đã ban hành Quyế́t định số 562/QĐ-UBND ngày 16/3/2020 thành lập các tổ công tác theo dõi việc triển khai các dự án đầu tư vào tỉnh An Giang do Thường trực UBND tỉnh làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các sở, ngành và địa phương có liên quan, để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, theo dõi việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, công tác tạo quỹ đất và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Ngoài việc tổ chức các hội nghị đối thoại doanh nghiệp theo định kỳ, lãnh đạo tỉnh thường xuyên trao đổi và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp đang đầu tư tại địa phương, qua đó nắm bắt, chia sẻ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả.
Kêu gọi đầu tư, hình thành các doanh nghiệp lớn dẫn dắt
Với quan điểm nông nghiệp là nền tảng kinh tế tỉnh, trong khi dịch vụ, du lịch và công nghiệp là động lực phát triển, An Giang xác định công tác thu hút đầu tư phải gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chuyển dịch hợp lý từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ; tăng chất lượng, giá trị lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và du lịch; nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh tế; chú trọng phát triển các ngành nghề để vừa tăng thu nhập cho người dân, vừa tạo nguồn thu ngân sách.
Trong năm 2021 và các năm tiếp theo, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh An Giang là tập trung thu hút vào lĩnh vực có thế mạnh của địa phương, lĩnh vực còn nhiều dư địa để phát triển, như phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất giống thủy sản và cây giống; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến; công nghiệp cơ khí; phát huy lợi thế trong phát triển du lịch đặc sắc và đa dạng trên địa bàn tỉnh như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh.
Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tỉnh An Giang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, hình thành các doanh nghiệp lớn dẫn dắt, liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp, du lịch.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort