
-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ”
-
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum
-
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng
-
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong quy hoạch và thu hồi đất -
Đặc sắc Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 3 - năm 2025
Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông khả năng mạnh lên thành bão số 4. Bộ GD&ĐT có Công điện gửi thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão.
Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 17/9/2024, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Ludong (Philippin) vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông. Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20km/giờ về hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới; bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta, gây gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới.
Để chủ động và linh hoạt trong công tác ứng phó với bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố khẩn trương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Lên phương án di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế đến nơi an toàn, đảm bảo không hư hại, hỏng hóc. Đảm bảo các trường học, cơ sở giáo dục không tổ chức hoạt động ngoại khóa tại các vùng ven biển và vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão.
Cân nhắc cho học sinh nghỉ học khi cần thiết, đặc biệt ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng do mưa bão. Đảm bảo thông tin về lịch học và sự an toàn của học sinh được truyền đạt đầy đủ đến phụ huynh.
Ngay sau khi bão tan, tổ chức dọn dẹp vệ sinh trường lớp, khắc phục thiệt hại về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn và vệ sinh trước khi đón học sinh quay lại trường.
Liên tục cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo UBND cấp tỉnh để khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ GDĐT để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ” -
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum -
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng -
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong quy hoạch và thu hồi đất -
Đặc sắc Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 3 - năm 2025 -
Tình trạng người lao động bán sổ bảo hiểm xã hội “không còn đáng lo ngại” -
Thành phố có sông ôm
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư