
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TSB Nguyễn Đức Thuấn thảo luận tại APEC CEO Summit 2017 |
Việc làm là chủ đề chính của 2 phiên thảo luận tại CEO Summit lớn nhất trong lịch sử APEC. Buổi thảo luận đầu tiên trong ngày hôm nay, 9/11 cũng là việc làm và các nhân tố mới của việc làm thông qua việc thúc đẩy thế hệ kế tiếp của các công nghệ, công ty và các ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm trong bối cảnh thị trường toàn cầu phát triển, năng động và cạnh tranh.
“Đặt vấn đề lao động và việc làm lên trên tất cả, có nghĩa là chúng tôi đã đặt con người và doanh nghiệp vào trung tâm của sự phát triển - tôn chỉ cao nhất mà các nền kinh tế APEC đang hướng tới”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch APEC CEO Summit 2017 chia sẻ quan điểm.
Điều mà giới kinh doanh muốn hướng tới, theo Chủ tịch của JPMorgan Châu Á Thái Bình Dương, ông Nicolas Aguzin đó là dù thách thức với việc làm sẽ đến từ tự động hóa và các phát minh công nghệ mới, nhưng sẽ không có tổng bằng không.
“Ngành dệt may có thể mất nhiều việc làm vì robot, nhưng cơ hội việc làm mới lại xuất hiện khi thương mại điện tử phát triển”, ông Nicolas Aguzin.
Vấn đề là xuất hiện của các các thế hệ kế tiếp của các công nghệ, công ty và các ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm trong bối cảnh thị trường toàn cầu phát triển, năng động và cạnh tranh.
Các doanh nghiệp đang nhìn thấy cơ hội cho chính mình từ xu hướng này. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TSB Nguyễn Đức Thuấn thậm chí còn nhìn thấy lợi ích lớn hơn cho 45.000 lao động của Tập đoàn.
“Nhìn ra thế giới, các tập đoàn lớn như NIKE, ADIDAS, năng suất lao động của người lao động đã tăng rất nhanh, trước 1 giờ làm 1 đôi, giờ làm 1,5 đôi. Chúng tôi cũng phải thay đổi, phải đưa khoa học, công nghệ, ứng dụng quản trị tích hợp... Năng suất lao động tăng lên sẽ kéo theo thu nhập và phúc lợi tốt hơn cho người lao động”, ông Thuấn chia sẻ tại APEC CEO Summit 2017.
Tuy vậy, mối lo của ông Masamichi Kono, Tổng thư ký thường trực OECD lớn hơn, đó là các thách thức mà việc làm hiện hữu đang đối mặt từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 không chỉ là mất việc làm, mà còn là khả năng thích ứng của người lao động.
“APEC muốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững và bao trùm thì phải giải quyết được các vấn đề này. Chúng tôi cũng muốn lắng nghe lãnh đạo nền kinh tế APEC xử lý vấn đề này thế nào”, ông Kono muốn APEC CEO Summit 2017 gửi câu hỏi này tới phiên họp của các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra trong 2 ngày tới tại Đà Nẵng.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower