-
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị truy tố trong vụ án thứ hai -
Đà Nẵng: Chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đổng, Tổng giám đốc Công ty GFDI bị bắt -
Thành lập tổ điều tra sự cố công trình cầu Phong Châu
Lấy tiền kinh doanh xăng dầu mua bất động sản
Chiều ngày 20/11, phiên tòa xét xử 15 bị cáo liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) và các cá nhân, tổ chức liên quan bước vào phần xét hỏi.
Trả lời trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil thừa nhận hành vi vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, gây thất thoát 219 tỷ đồng như cáo trạng truy tố.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh tại toà. |
Theo cáo trạng, lợi dụng việc được Nhà nước giao thu hộ tiền Quỹ BOG và quản lý, sử dụng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Công ty Xuyên Việt Oil, Mai Thị Hồng Hạnh không chỉ đạo nhân viên công ty thực hiện các quy định của pháp luật.
Hạnh đã trao đổi, chỉ đạo Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc, theo dõi tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil) không trích lập Quỹ đầy đủ. Không thực hiện kết chuyển tiền Quỹ vào tài khoản Công ty Xuyên Việt Oil theo quy định mà chuyển tiền từ Công ty Xuyên Việt Oil (trong đó có tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thu từ người tiêu dùng - NV) vào tài khoản cá nhân của Hạnh, để Hạnh sử dụng vào mục đích cá nhân.
Chính vì vậy, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu có số dư không đúng theo quy định, gây thất thoát tài sản nhà nước. Đồng thời, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công thương không đúng số dư thực tế Quỹ.
Khai nhận tại tòa, bị cáo Hạnh cho biết, bản thân là người toàn quyền quyết định tại Công ty. Tất cả các chỉ đạo hoạt động, ký báo cáo… đều do bị cáo chỉ đạo.
Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương là em gái của bị cáo, vào làm việc tại Công ty từ năm 2015 với chức danh là Phó giám đốc. Việc của Phương là ký các báo cáo thuộc quỹ, tài chính của Công ty.
“Do bị cáo hay đi công tác xa nên Phương thay bị cáo ký các văn bản, giấy tờ, nhưng bị cáo Phương không hiểu những hoạt động của Công ty”, bị cáo Hạnh khai.
Tương tự, bị cáo Hạnh khai, Đinh Tiến Dũng làm kế toán trưởng của công ty nhưng chỉ thỉnh thoảng mới tới Công ty làm việc. Một tháng chỉ tới khoảng 2-3 lần để coi số liệu.
Bị cáo Nguyễn Tuấn Long là Trưởng phòng Kinh doanh, nhưng cũng chỉ bán hàng, còn nhập hàng do bị cáo nhập.
“Việc bổ nhiệm Dũng và Long do quen biết nên bổ nhiệm, không theo quy định nào. Bị cáo bổ nhiệm vào các vị trí này dựa trên cảm tính, quen biết, tin tưởng nên nhận vào làm”, bị cáo Hạnh khai và cho biết thêm, ngoài kinh doanh xăng dầu thì công ty cũng kinh doanh bất động sản. Bị cáo lấy tiền của Công ty, tiền vay ngân hàng, tiền từ kinh doanh xăng dầu để mua bất động sản.
Sử dụng thuế bảo vệ môi trường vào mục đích cá nhân
Cáo trạng cũng truy tố bị cáo Hạnh, từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, mặc dù đã thu hộ cho nhà nước đối với số tiền thuế bảo vệ môi trường là hơn 1.244 tỷ đồng, nhưng đã không thực hiện và cũng không chỉ đạo nhân viên thực hiện việc nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Thay vào đó, Hạnh chuyển tiền từ tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil sang các tài khoản cá nhân của Hạnh và sử dụng vào mục đích cá nhân khác gây thất thoát số tiền nêu trên.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận hành vi sai phạm, đồng ý sử dụng các tài sản không liên quan đến vụ án để khắc phục hậu quả. |
Trả lời tại tòa, bị cáo Hạnh thừa nhận nội dung trên và khai nhận, do thời điểm dịch Covid-19, giá xăng dầu biến động nên Công ty bị lỗ lũy kế hơn 1.100 tỷ đồng nên đã không nộp lại số tiền trên.
Bị cáo thừa nhận bản thân đã sai, nhận thức hành vi của mình và rất ăn năn hối cải. Xin HĐXX cho bị cáo cơ hội để khắc phục hậu quả. Bị cáo đồng ý sử dụng các tài sản không liên quan đến vụ án và vận động người thân để nộp khắc phục hậu quả.
Liên quan đến hành vi vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) khai, bản thân được chỉ đạo ký vào 18 báo cáo. Bị cáo chỉ quản lý, thủ quỹ, theo dõi tài khoản công ty chứ không nằm được thông tin về quỹ này.
“Bị cáo ký theo chỉ đạo của chị là bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh. Trong quá trình làm việc, bị cáo không biểu bản chất cụ thể của những báo cáo này. Bị cáo chỉ làm công ăn lương theo tháng chứ không hưởng lợi gì thêm từ việc ký vào các báo cáo này. Tuy nhiên, đến khi làm việc với Cơ quan cảnh sát điều tra thì mới nhân ra sai phạm của mình”, bị cáo Phương khai.
-
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị truy tố trong vụ án thứ hai -
Nguyên nhân tỉnh Bắc Giang “để lọt” vi phạm tại mỏ than Bố Hạ -
Vụ Xuyên Việt Oil: Ngày mai, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre cùng nhiều quan chức hầu tòa -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 4: “Phù thủy” tài chính biến không thành có -
Đà Nẵng: Chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đổng, Tổng giám đốc Công ty GFDI bị bắt -
Thành lập tổ điều tra sự cố công trình cầu Phong Châu
-
1 Làm rõ đề xuất nạo vét luồng đoạn ngã ba sông Hậu - rạch Cần Thơ của Novaland -
2 Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Bấm nút không ngập ngừng -
3 Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 1: Kỳ vọng trở lại đường ray phát triển -
4 Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/11
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"
- Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
- EVNGENCO3 nhận giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết