
-
Bộ trưởng Bộ Giao thông: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9
-
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện
-
Khánh Hòa động thổ khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong
-
Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000 m2 đất để mở rộng sân bay Đồng Hới -
Doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều dự án lớn tại Quảng Nam
![]() |
Điều khiển máy móc sản xuất thiết bị công nghệ tại Công ty Alpha ECC (Vũng Tàu). Ảnh: Lê Toàn |
Phát triển công nghiệp hỗ trợ chất lượng cao
Thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn, như dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (vốn đầu tư 5,4 tỷ USD); nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Tập đoàn Hyosung (vốn đầu tư 1,3 tỷ USD).
Nhiều doanh nghiệp FDI khi chọn địa điểm đầu tư đều đưa công nghiệp hỗ trợ như một tiêu chí bắt buộc bởi việc cung cấp nguyên vật liệu ngay tại địa phương sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Báo cáo từ Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 88% trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (trừ dầu khí).
Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, ngày 26/10/2021, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 171/KH-UBND về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, tỉnh đã đề ra các mục tiêu và giải pháp rất cụ thể để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực, y tế; điện - điện tử; dệt may - da giày và công nghiệp công nghệ cao.
Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung ứng đạt trên 45% nhu cầu sản phẩm, linh kiện, phụ tùng cho các ngành sản xuất thiết bị y tế và ngành điện - điện tử trên địa bàn tỉnh và thị trường trong nước. Đối với ngành dệt may - da giày, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này trên địa bàn tỉnh đạt trên 65% với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu.
Đến năm 2025, tỉnh sẽ phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao như vật liệu polyme, composite, sợi cacbon cường độ cao…
Để đạt được mục tiêu đề ra, Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ như đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tập trung thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu là những ngành có thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong 5 năm tới, tỉnh đặt mục tiêu trở thành tỉnh kiểu mẫu về phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ có chiều sâu. Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ chất lượng cao.
Đã có sản phẩm cung cấp cho tập đoàn lớn
Nhờ có cơ chế chính sách hỗ trợ tốt, nên số lượng và chất lượng doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng lên rõ rệt. Theo thống kê của Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu, toàn tỉnh hiện có hơn 150 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các nhóm ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp vật liệu, kết cấu thép, linh kiện điện tử.
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, sau một thời gian đầu tư vào ngành này, đã tăng vốn, đầu tư công nghệ vào sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có một số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn lớn như Công ty TNHH Pavonine Vina, cung cấp các phụ kiện điện tử bằng vật liệu nhôm cao cấp cho Tập đoàn Samsung với khoảng 2 triệu sản phẩm/năm; Chi nhánh Công ty TNHH Novas EZ cung cấp bảng mạch điện tử cho màn hình tivi của Samsung.
Theo ông Nguyễn Văn Đồng, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Nhiều cơ hội phát triển công nghiệp hỗ trợ đang mở ra với doanh nghiệp trong nước khi các tập đoàn lớn bắt đầu chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Việt Nam. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và đầu tư mạnh hơn.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, cộng với cơ chế ưu đãi, Bà Rịa - Vũng Tàu đã chuẩn bị các nguồn lực tốt nhất để đón các nhà đầu tư có năng lực đến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh trong thời gian tới.

-
Lãnh đạo EVN đốc thúc tiến độ Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng -
Quảng Ninh: Khai trương Tổ hợp Văn phòng dịch vụ KCN Bắc Tiền Phong -
Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000 m2 đất để mở rộng sân bay Đồng Hới -
Doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều dự án lớn tại Quảng Nam -
Singapore là đối tác có vốn đầu tư FDI lớn nhất tại Quảng Nam -
ĐBSCL đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm -
Intel sẽ nghiên cứu chính sách mới của Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp