
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Cảng nước sâu Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Lê Toàn |
Hình thành trung tâm logistics tầm cỡ
So với các địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều yếu tố thuận lợi hơn để phát triển ngành dịch vụ logistics. Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch 69 dự án cảng biển, trong đó có 50 dự án cảng đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 150 triệu tấn/năm. Hiện tại, tỉnh có 8 dự án cảng container lớn với công suất 8,3 triệu TEU/năm, trong đó cảng Cái Mép - Thị Vải là một trong 19 cảng lớn của thế giới đón được “siêu” tàu lớn nhất hiện nay. Nhờ hệ thống cảng biển nước sâu mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục tăng.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2022 (trừ dầu thô) của tỉnh đạt 4,36 tỷ USD, tăng 11,73% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường châu Á tăng 12,09%; châu Mỹ tăng 29,02%; châu Âu tăng 41% so với cùng kỳ (Báo cáo số 472/BC-UBND ngày 5/10/2022).
Với kim ngạch xuất khẩu tăng qua từng năm, đòi hỏi dịch vụ logistics của tỉnh phải phát triển tương xứng. Báo cáo từ Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, toàn tỉnh hiện có 22 dự án kho bãi logistics với 152 doanh nghiệp đang hoạt động, 10 dự án đang triển khai xây dựng với tổng diện tích hơn 42 ha. Các trung tâm logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế rất lớn là khoảng cách từ các khu công nghiệp đến cảng biển từ 2-5 km, nên tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất tại đây có nhiều lợi thế hơn so với các địa phương nằm sâu trong đất liền.
Bên cạnh lợi thế có cảng nước sâu, gần sân bay quốc tế Long Thành (dự kiến hoàn thành năm 2025), Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang chuẩn bị đầu tư một loạt dự án hạ tầng kết nối liên vùng như đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường Vành đai 4, thành phố Hồ Chí Minh; cầu Phước An… Những dự án này sau khi hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm thời gian và chi phí vận chuyển từ Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh đến cảng Cái Mép - Thị Vải để xuất khẩu đi các nước. Ngoài vận chuyển bằng đường bộ, địa phương này còn có lợi thế vận chuyển bằng đường sông, đường biển. Với vị trí địa lý thuận lợi, có thể vận chuyển bằng nhiều phương thức, có nhiều trung tâm logistics, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành trung tâm logistics tầm cỡ không chỉ ở khu vực phía Nam, mà cả khu vực Đông Nam Á.
Lấy logistics làm bệ phóng thu hút đầu tư
Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ: “Tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh”. Nghị quyết 24-NQ/TW xác định đầu tư phát triển hệ thống logistics và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là hoàn toàn phù hợp với tiềm năng và lợi thế mà tỉnh đang có.
Xác định được tầm quan trọng của dịch vụ logistics gắn với cảng biển, Bà Rịa - Vũng Tàu đã lập quy hoạch Trung tâm logistics Cái Mép Hạ với diện tích 1.686,73 ha. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 vào tháng 9/2020, điều chỉnh cục bộ vào tháng 4/2022.
Trung tâm logistics này được xây dựng theo đúng các quy chuẩn quốc tế, với đầy đủ chức năng vận tải, phân phối hàng hóa, có khu vực quản lý nhà nước về hải quan, thuế, trung tâm kiểm định chuyên ngành. Sau khi hoàn thành, Trung tâm logistics Cái Mép Hạ giữ vai trò là một trung tâm trung chuyển hàng hóa tầm cỡ khu vực với chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ lưu trữ, sơ chế nguyên liệu, đóng gói, dán nhãn, kiểm dịch, vận chuyển…
Với tầm quan trọng như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh năm 2023 là hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung tâm logistics Cái Mép Hạ và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư xây dựng dự án này. Việc sớm xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép Hạ nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ cảng biển và thu hút đầu tư nước ngoài vào Bà Rịa - Vũng Tàu.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn