-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
. |
Tập đoàn TH, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK, vừa tổ chức Lễ đón đầu tiên trong năm 2020 dành cho đàn bò sữa cao sản thuần chủng Holstein Friesian (HF) nhập khẩu từ Mỹ với quy mô lớn 4.500 con về trang trại Tân Đáo.
Đàn bò sữa cao sản thuần chủng HF mới cập cảng Cửa Lò và về trại Tân Đáo của TH true MILK là đàn bò thứ 20 với quy mô đàn lớn mà Tập đoàn TH nhập khẩu về Việt Nam trong vòng 10 năm qua.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã tham dự sự kiện quan trọng này của Tập đoàn TH và cho rằng, đây là một “sự kiện đặc biệt”, rất tốt cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Ông chia sẻ rất thực tâm rằng, thế hệ những người ngồi ở hội trường TH hôm ấy khi xưa ốm mới được một ống sữa bò, xa xỉ tới mức ấy, thậm chí trong một thời gian khá dài, tại Việt Nam, sữa còn là khái niệm mơ hồ, không ai dám nói là Việt Nam sản xuất được sữa, nhưng 10 năm trở lại đây, không nước nào có tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa và sản lượng, năng suất sữa tăng nhiều như Việt Nam.
“Từ chỗ thiếu trầm trọng sữa, đến nay chúng ta đã có 320.000 con bò sữa. Từ chỗ trong ASEAN, không có khái niệm Việt Nam có ngành chăn nuôi chế biến sữa thì hiện chúng ta vươn lên đứng đầu ASEAN về năng suất, hơn cả Thái Lan”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói và đánh giá cao TH, với hai dự án chăn nuôi bò và chế biến sữa tại Việt Nam và tại Nga.
Hào hứng với việc Việt Nam đã đạt sản lượng 1 triệu tấn sữa, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần thúc đẩy nhanh hơn, phát triển như Thánh Gióng trong sản xuất nông nghiệp. Theo Bộ trưởng thì TH phải là “hạt nhân” của quá trình này.
Chúc cho Tập đoàn TH có bước nhảy vọt tiếp theo về phát triển hệ sinh thái các sản phẩm thực phẩm, nông sản hữu cơ, đặc biệt nhảy vọt trong chiến lược phát triển, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã dành tặng nữ doanh nhân Thái Hương, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH 3 chữ T. Đó là Tâm - Tầm và Trách nhiệm.
“Bà là người làm việc với cái Tâm rất lớn. Làm ngành này mà không có tâm thì không thể làm được. Còn chữ Tầm, làm gì có ai nghĩ đến việc đưa bò sữa về nuôi ở nơi nhiệt đới gió Lào này, làm gì có ai dám nhập 100% công nghệ từ Israel, cả chuỗi thức ăn, hoa hướng dương đẹp như thế trồng cho đàn bò ăn, rất có tầm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lý giải.
Chữ T thứ ba - Trách niệm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã nói về sự đau đáu, về trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, với quê hương, đất nước, với ngành, với môi trường…
“Trách nhiệm này thể hiện cả ở hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó còn trách nhiệm an sinh, lo toan đến người nghèo, cùng liên kết với bà con nông dân. Còn một trách nhiệm nữa cần đẩy mạnh hơn là trách nhiệm lan tỏa, lan tỏa ra nhiều Thái Hương hơn nữa, ở các cấp độ, để ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển hơn nữa với nhiều nhân tố tốt”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Thông tin cho biết, trong năm 2020, TH đã có kế hoạch nhập khẩu đàn bò với quy mô 4.500 con (lô thứ nhất đã cập cảng đầu năm 2020 có quy mô 1.584 con), phấn đấu theo lộ trình đến cuối 2021, tổng đàn bò sữa của TH đạt 70.000 con.
Đàn bò nhập khẩu đã được các chuyên gia di truyền của TH chọn lọc kỹ càng qua lý lịch đời trước - phả hệ 3 đời, có khả năng cho năng suất sữa trung bình rất đáng ngưỡng mộ: 11.000-12.500 lít/con/chu kỳ 305 ngày, tương đương 36-41 lít sữa mỗi ngày.
Những đặc điểm này của bò HF rất phù hợp với tiêu chí của TH là chỉ nhập những giống bò cao sản thuần chủng từ các quốc gia có nền chăn nuôi phát triển nhất thế giới, giống xuất sắc, cho sản lượng, chất lượng sữa tốt nhất.
Trong 10 năm qua, TH đã có 17 lần đón các đàn bò nhập khẩu, từ New Zealand, từ lần thứ 18 chuyển sang bò Holstein Friesian (HF) của Mỹ: tháng 4/2017, nhập 1.300 con; tháng 10/2018 nhập gần 1.800 con; năm 2020 nhập 4.500 con.
Việc nhập khẩu đàn bò cao sản từ Mỹ không chỉ giúp TH tiếp tục nâng cao sản lượng sữa của đàn bò mà còn giúp Tập đoàn có thêm lợi thế trong hỗ trợ kỹ thuật, nhân đàn từ quốc gia có đàn bò sữa lớn nhất thế giới, có nền chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa rất phát triển và chất lượng con giống tốt là Mỹ.
“Sự kiện đón đàn bò hôm nay cũng là để hiện thực hóa kế hoạch đến cuối năm 2020, tại ‘thủ phủ bò sữa Việt Nam’ Nghệ An, sẽ có 70.000 con bò sữa. Chỉ vài chuyến tàu nữa, các đàn bò cập cảng là sẽ đủ con số này. Mỗi con bò trong đàn mà chúng tôi nhập về đều đang mang thai 2-5 tháng, về đây 4-7 tháng nữa là sẽ sinh con, mà tỷ lệ đến 95% là bê cái”, bà Thái Hương nói.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025